Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện và thực chất

PV - 20:43, 01/05/2022

Trưa 1/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp và mời cơm thân mật Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhân dịp sang thăm chính thức Việt Nam. Tại buổi tiếp, hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản thời gian qua.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: TRẦN HẢI)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tinh thần chia sẻ, đồng hành, hợp tác, cùng vượt qua khó khăn của hai nước trong ứng phó đại dịch Covid-19; khẳng định, Nhật Bản luôn là đối tác hàng đầu của Việt Nam về thương mại, đầu tư, ODA, du lịch và lao động.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Thủ tướng Kishida Fumio đã sớm thăm Việt Nam, thể hiện tình cảm chân thành, sự coi trọng đối với Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn những đóng góp quan trọng của Thủ tướng Kishida Fumio vào sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản trên nhiều cương vị khác nhau.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung, Nhật Bản là đối tác chiến lược tin cậy, quan trọng hàng đầu và lâu dài, luôn có vị trí ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Phát huy thành quả đạt được của quan hệ hai nước thời gian qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tăng cường tin cậy chính trị, duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2023 xứng tầm quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng.

Chủ tịch nước mong muốn, hai bên đẩy mạnh hợp tác hiệu quả, thực chất về quốc phòng an ninh; kết nối hai nền kinh tế, tăng cường chuỗi cung ứng, mở rộng hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi số; tiếp tục hợp tác ODA thế hệ mới mang lại hiệu quả cao; tăng cường hợp tác y tế, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng xanh, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trân trọng mời Nhà vua, Hoàng hậu và các thành viên Hoàng gia Nhật Bản thăm lại Việt Nam.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bày tỏ xúc động và cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình mà Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho đoàn; khẳng định, Nhật Bản luôn coi trọng Việt Nam trong chính sách khu vực. Thủ tướng tán thành các đề xuất hợp tác mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề cập, và mong muốn tăng cường hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, cùng đưa mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.

Thủ tướng Kishida Fumio mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm lại Nhật Bản vào năm 2023 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như tình hình Biển Đông, Ukraine, ứng phó các vấn đề an ninh phi truyền thống và tăng cường liên kết khu vực.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.