Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Quán cơm từ thiện ở thành phố Kon Tum: Hội tụ những tấm lòng hảo tâm

PV - 11:00, 04/06/2019

Từ tháng 10/2018 đến nay, quán cơm từ thiện tọa lạc tại số nhà 370 phố Bà Triệu, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã trở thành địa chỉ quen thuộc, cung cấp hàng nghìn suất cơm, bánh mì (miễn phí) cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.

 Công việc thường nhật của anh Tấn (người mặc áo xanh) vào mỗi sáng: Phát bánh mì miễn phí cho người nghèo. Công việc thường nhật của anh Tấn (người mặc áo xanh) vào mỗi sáng: Phát bánh mì miễn phí cho người nghèo.

Cầm trên tay hai chiếc bánh mì còn nóng hổi, chị Y Bào, ngụ xã Ngọk Bay, TP. Kon Tum chia sẻ: “Tôi đến chăm người bệnh đang nằm điều trị ở Bệnh viện đã gần tuần nay. Được những người cùng phòng bệnh chỉ ra đây nhận đồ ăn miễn phí nên ngày nào tôi cũng có mặt. Tuy chỉ là cái bánh mì nhưng cũng giúp tôi tiết kiệm được chi phí trong lúc khó khăn. Hơn nữa, chúng tôi cảm thấy ấm lòng hơn khi có nhiều tấm lòng hảo tâm, quan tâm, chia sẻ với những cảnh đời khó khăn như chúng tôi”.

Từ trước 6 giờ sáng, quán cơm không tên đã mở cửa để cung cấp bánh mì cho người dân xung quanh khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Không chỉ bệnh nhân trong Bệnh viện, ai có nhu cầu cũng đều được đáp ứng. Quán mở từ sáng (cung cấp bánh mì) đến trưa (cung cấp cơm).

Anh Trần Văn Tấn, nhà ở đối diện quán cơm, được chọn là người quản lý quán cơm chia sẻ: Quán được mở cuối năm 2018 từ ý tưởng của sư Thích Minh Phúc, trụ trì chùa Đoàn Thị Điểm, TP. Kon Tum. Ban đầu, nhận thấy nhiều người xung quanh khu vực Bệnh viện đa số là đồng bào DTTS, có hoàn cảnh khó khăn, sư Phúc đã đến đây và nhờ tôi đứng ra quản lý. Trước tấm lòng nhân hậu của sư Phúc, dù rất bận nhưng tôi vẫn sẵn lòng, chung tay với sư Phúc và mọi người làm việc thiện.

Theo anh Tấn, bình quân, mỗi ngày, quán cung cấp 300 chiếc bánh mì vào buổi sáng. Đến trưa với 40kg gạo được nấu thành khoảng 200 suất cơm cùng các món chay như lạc, đậu hũ, tương… Tổng chi phí cho một ngày tại quán là 1,6 triệu đồng. Vợ chồng anh trực tiếp đi chợ lựa chọn thực phẩm và thay nhau đứng bếp, phục vụ từ đầu đến cuối bữa ăn cho mọi người.

Tuy là miễn phí nhưng cơm, canh ở quán đảm bảo nóng, đầy đủ. Để có thêm sự chung tay của cộng đồng phía bên ngoài quán, anh Tấn để một chiếc hộp nhựa nhỏ màu trắng, phía trên tủ bánh mì, bên ngoài có ghi dòng chữ: “Tiền đóng góp hảo tâm”. Đến cuối buổi, vợ chồng anh Tấn sẽ kiểm kê, được bao nhiêu lại dành dụm để mua thức ăn cho hôm sau.

Nhiều khách đi qua, thấy vậy, dù không ăn gì cũng ủng hộ, có người chục ngàn, có người tới cả trăm ngàn. Nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn TP. Kon Tum và các tỉnh lận cận cũng thường xuyên đóng góp vật chất: Bàn, ghế nhựa, gạo, mắm muối, bột ngọt… để duy trì hoạt động của quán.

Đơn cử như cụ Lưu Bình, 88 tuổi, ngụ tại TP. Kon Tum, hằng ngày đạp xe đạp bán đậu phộng rong ruổi khắp các ngõ ngách, quán xá. Cuộc sống của cụ còn không ít khó khăn, vất vả, nhưng cụ vẫn dành dụm số tiền lãi ít ỏi mua bánh mì để tặng miễn phí cho những người đến ăn tại quán.

Kể từ khi hoạt động đến nay, quán cơm không tên đã và đang là địa chỉ đáng tin cậy của người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Kon Tum và trở thành nơi hội tụ của những tấm lòng hảo tâm.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.