Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phục hồi tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt

Nguyệt Anh - 18:00, 26/04/2022

Mới đây, tại TP Nha Trang đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác chiến lược “Khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt”. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự khởi đầu của hành trình phục hồi tuyến đường sắt di sản hơn 100 năm của Việt Nam.

Tuyến đường sắt “nối biển và hoa” Phan Rang – Đà Lạt được người Pháp xây dựng từ hơn 100 năm trước (Ảnh Tư liệu)
Tuyến đường sắt “nối biển và hoa” Phan Rang – Đà Lạt được người Pháp xây dựng từ hơn 100 năm trước (Ảnh Tư liệu)

Công trình này ghi dấu ấn lịch sử trong ngành công nghiệp đường sắt thế giới này dài 84km, nối liền “biển và hoa”, là đường sắt răng cưa cổ duy nhất tại Châu Á, đồng thời cũng là tuyến đường sắt răng cưa dài nhất, có độ dốc cao nhất trên thế giới. Tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt hội tụ cả 3 yếu tố làm nên sự thu hút của các tuyến đường sắt nổi tiếng trên thế giới: Đó là được xây trên địa thế mạo hiểm, điều kiện kỹ thuật cực khó và có phong cảnh ấn tượng. Cùng với Pinlatus-Bahn tại Thụy Sĩ, tuyến tàu hỏa Phan Rang – Đà Lạt đã ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử của ngành công nghiệp đường sắt thế giới.

Tuy nhiên, sau năm 1975, tuyến đường sắt này đã bị dừng hoạt động và tháo dỡ, mang đến nhiều nuối tiếc cho du khách cũng như người dân bản địa nơi đây. Chính vì vậy, việc khôi phục lại chuyến tàu này sẽ mang tới cơ hội lớn cho hoạt động du lịch tại các tỉnh Khánh Hòa – Lâm Đồng – Ninh Thuận.

Với mong muốn phục hồi tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt, ngày 23/4, Tập đoàn Du lịch Crystal Bay cùng các đối tác hàng đầu trong nước và quốc tế trong lĩnh vực đường sắt cùng các chuyên gia đường sắt Pháp đã ký hợp đồng tư vấn dự án khôi phục tuyến đường sắt huyền thoại này.
Lễ ký kết hợp đồng tư vấn giữa Tập đoàn du lịch Crystal Bay, Công ty CP giải pháp kinh doanh Corex và Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải
Lễ ký kết hợp đồng tư vấn giữa Tập đoàn du lịch Crystal Bay, Công ty CP giải pháp kinh doanh Corex và Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải
Theo hợp đồng được ký giữa Tập đoàn du lịch Crystal Bay và các đối tác, tháng 10/2022 hồ sơ khôi phục tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt sẽ được các tư vấn hoàn thành để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt được Tập đoàn du lịch Crystal Bay đầu tư khôi phục, dự kiến bao gồm 17 ga và trạm khách, bổ sung 2 ga và 3 trạm khách so với tuyến cũ. Đồng thời, nâng cấp đoạn tuyến từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt là đoạn tuyến đang khai thác với chiều dài khoảng 6,7km. Dự án dự kiến hoàn thành năm 2025.

Trên tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt, Crystal Bay và các đối tác sẽ triển khai chuyến tàu di sản Đông Dương - chuyến tàu tương tác văn hóa đầu tiên trên thế giới. Chuyến tàu đặc biệt này như một “sân khấu sống, bảo tàng sống”, đưa du khách ngược dòng thời gian, đắm chìm, tương tác và sống lại thời kỳ văn hóa của hơn 100 năm trước.

Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dọc tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp dọc tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.