Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Phú Yên: Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào DTTS

PV - 18:28, 27/12/2022

Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với Phòng An ninh đối nội (PA02), Công an tỉnh tập huấn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động cho cán bộ, Người có uy tín, người dân các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi đặc biệt khó khăn. Hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của đồng bào DTTS.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh thăm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người có uy tín tại huyện Sơn Hòa. Ảnh: NGÔ XUÂN
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh thăm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người có uy tín tại huyện Sơn Hòa. Ảnh: NGÔ XUÂN

Cung cấp thông tin cụ thể, bổ ích

Sau khi được lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh báo cáo các nội dung về việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, ma Biên ở thôn Tân Hòa, xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa, phấn khởi nói: Tôi đã biết đến chương trình qua báo, đài, nhưng đây là lần đầu tiên được nghe những thông tin chính xác nhất từ lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh. Đây thực sự là những thông tin cụ thể, bổ ích và cần thiết cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi để bà con chủ động phối hợp, tham gia.

Bên cạnh các thông tin về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi và các chính sách dân tộc, người dân còn được cập nhật thông tin liên quan về tình hình trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma túy; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

Trung tá Trần Xuân Toàn, Đội trưởng Đội An ninh dân tộc, Phòng An ninh nội địa cho biết: Cuối năm cũng là thời điểm tình hình an ninh trật tự có xu hướng diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng sâu vùng xa. Do vậy, đơn vị tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn tỉnh; cảnh báo về tình hình tai nạn giao thông gia tăng; tuyên truyền về tác hại của ma túy đối với người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên… Đơn vị cũng phổ biến cho bà con về công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động Fulro, Tin Lành Đề Ga, Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên… nhằm ngăn chặn hoạt động tuyên truyền lôi kéo người đồng bào DTTS trốn đi nước ngoài, hoạt động phát triển đạo Tin Lành trái pháp luật tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Y Cụng, người có uy tín ở thôn Hòn Ông, xã Sơn Phước, bày tỏ: Cả thôn có 70 hộ dân theo các tín ngưỡng, tôn giáo như Phật giáo, Tin Lành, Công giáo, Cao Đài. Là người có uy tín, tôi cùng các cán bộ thôn, xã thường xuyên theo dõi, tuyên truyền pháp luật nên bà con theo đạo vẫn luôn nghiêm túc chấp hành các quy định của Nhà nước; không để kẻ xấu có cơ hội lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia Tin Lành Đề Ga, Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn rất ổn định.

Huyện Sơn Hòa, Phú Yên: Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
Huyện Sơn Hòa, Phú Yên: Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Kỳ vọng vào chương trình mới

Chăm chú theo dõi các bài tuyên truyền của báo cáo viên, chị Sô Thị Liêu ở thôn Tân Hiên, xã Sơn Phước đặc biệt quan tâm đến các nội dung liên quan chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, chính sách hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chị Liêu bày tỏ: Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, chưa có nhà ở và đất sản xuất. Hiện vợ chồng tôi vẫn đang ở nhờ nhà cha mẹ; vợ chồng đi làm thuê nuôi 4 đứa con. Tôi hy vọng Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sớm được triển khai, giúp các hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn có nhà ở, có đất sản xuất để ổn định cuộc sống.

Tương tự chị Liêu, ma Hoan ở xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh cũng đặt nhiều kỳ vọng khi các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được triển khai trong thời gian tới. Ma Hoan cho biết: Thời gian qua, mặc dù được nhận rất nhiều hỗ trợ của Nhà nước, nhưng đời sống bà con ở Ea Lâm vẫn còn nhiều khó khăn. Người dân không chỉ thiếu đất sản xuất, thiếu vốn mà còn thiếu kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất… Chúng tôi mong rằng, chương trình sớm được triển khai đúng quy định, đúng đối tượng để góp phần nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo Ban Dân tộc tỉnh, hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật được các đơn vị triển khai thường xuyên, liên tục, nhằm từng bước tạo sự chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong bà con các DTTS. Dịp này, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức tập huấn tại 12 xã đặc biệt khó khăn thuộc 3 huyện miền núi, gồm: Ea Lâm, Ea Bá, Ea Trol (huyện Sông Hinh); Phước Tân, Sơn Hội, Cà Lúi, Sơn Phước, Krông Pa, Ea Chà Rang, Suối Trai (huyện Sơn Hòa); Phú Mỡ, Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân).

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.