Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phú Thọ: Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Mạnh Hà - 18:08, 22/10/2023

Tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 600 già làng, trường bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS sinh sống tại các huyện miền núi. Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội... Đặc biệt, vai trò của Người có uy tín càng được khẳng định trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhất là việc triển khai Chương trình MTQG Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719).


(Chuyên đề Phú Thọ- Hoàng Thanh): Phú Thọ: Những người được "Đảng cử, dân tin"
Ông Đinh Như Hoa - người có uy tín ở khu 7, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn (bên trái) tích cực vận động người dân trong khu hiến đất làm đường GTNT, ủng hộ xây dựng nhà văn hóa, trồng, chăm sóc đường hoa, tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp.

Ở khu 7, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, ông Đinh Như Hoa là một trong những Người có uy tín luôn chủ động phát huy vai trò của mình trong những công việc chung của thôn, của xã. Với Chương trình MTQG 1719, đối tượng thụ hưởng chính sách nhiều, ông Hoa đã tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật thông tin để đồng hành với cấp ủy Đảng, chính quyền xã trong quá trình tuyên truyền, vận động Nhân dân.

Đầu năm 2023, khi Dự án nâng cấp tuyến đường liên thôn được triển khai, ông Hoa đã cùng với Chi bộ thôn vận động Nhân dân giải phóng mặt bằng, hiến đất làm đường, xây dựng nhà văn hóa… Bên cạnh đó, ông còn tích cực vận động và tham gia cùng người dân trồng, chăm sóc đường hoa, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Mường ở xóm Gò Tre, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, ông Đinh Văn Lại đã vận động người dân trong xóm hiến hàng nghìn m2 đất, đóng góp tiền, ngày công làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, phân loại, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường. Ông Lại chia sẻ: Muốn vận động mọi người trong khu, bản thân tôi và gia đình phải gương mẫu thực hiện trước. Không chỉ vận động mọi người tham gia phát triển kinh tế, xây dựng Cự Thắng trở thành xã nông thôn mới, tôi còn mong muốn thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nên đã tích cực vận động người dân trong khu dạy tiếng Mường và nghệ thuật trình diễn dân gian của dân tộc cho các cháu nhỏ. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, xây dựng đội cồng chiêng. Hiện CLB văn hóa dân tộc Mường của xóm Gò Tre đã trở thành nòng cốt cho CLB cồng chiêng, CLB văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc khác của xã Cự Thắng.

Có thể thấy, không chỉ có ông Hoa, ông Lại mà nhiều Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Thanh Sơn như: Ông Hà Văn Cồ ở khu Mật (xã Văn Miếu), ông Triệu Tiến Phúc- xóm Liên Thành (xã Võ Miếu), ông Nguyễn Văn Quả - khu 3 (xã Giáp Lai), ông Đinh Công Thành ở Phố Vàng (thị trấn Thanh Sơn), bà Phùng Thị Kít ở khu Đầm Mười (xã Tân Minh)... đã đóng góp tích cực trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống... Họ đã trở thành cầu nối giữa đồng bào DTTS với các cấp ủy Đảng, chính quyền, vận động đồng bào chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

(Chuyên đề Phú Thọ- Hoàng Thanh): Phú Thọ: Những người được "Đảng cử, dân tin" 1
Người có uy tín tỉnh Phú Thọ đã có nhiều đóng góp trong vận động Nhân dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Còn ở huyện miền núi Tân Sơn hiện có có 42 già làng, trưởng bản và 163 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đây là huyện có số lượng Người có uy tín trong đồng bào DTTS nhiều nhất tỉnh Phú Thọ. Trong số 42 già làng, trưởng bản, 163 Người có uy tín ở huyện Tân Sơn, ông Đinh Bình Nhượng ở khu Đồng, xã Lai Đồng, là một trong những Người có uy tín têu biểu trong đồng bào DTTS. Với 75 năm tuổi đời, hơn 40 năm tuổi Đảng, trải qua nhiều cương vị công tác, ở vị trí nào ông cũng được bà con đồng bào dân tộc tin yêu. Năm 2015, ông được bà con trong khu tin tưởng, bầu là Người có uy tín.

Những năm qua, không quản ngại khó khăn, ông Nhượng đã cùng Ban Chi uỷ trong khu tuyên truyền bà con chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của địa phương. 

Còn tại bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, đội ngũ Người có uy tín cũng đang nỗ lực triển khai tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là Chương trình MTQG 1719. Là người được bà con dân bản bầu là Người có uy tín ở bản Cỏi, ông Đặng Thế Toàn cho biết: “Đây là ngôi làng cổ xưa nhất của đồng bào Dao tiền, huyện Tân Sơn, Phú Thọ. Từ một khu dân cư heo hút nằm sâu trong vùng lõi Vườn quốc gia Xuân Sơn, nay Bản Cỏi đã trở thành địa điểm thu hút được nhiều khách du lịch biết đến. Có được những thành quả đó, chúng tôi đã thường xuyên cùng cán bộ bản và các đảng viên tuyên truyền, hướng dẫn những chính sách mới của Đảng, Nhà nước cho bà con trong bản; đồng thời triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của địa phương. Lễ cấp sắc là một trong những bản sắc văn hóa mà chúng tôi vẫn gìn giữ, và phát huy tốt hiện nay tại bản". 

Lễ cấp sắc là một trong những sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Dao nơi đây. Đây là nghi lễ thiêng liêng, quan trọng nhất trong cuộc đời chuyển từ giai đoạn trẻ con lên người đàn ông trưởng thành của người Dao. Người Dao quan niệm, nếu như người đàn ông chưa trải qua lễ cấp sắc thì chưa được công nhận là người trưởng thành. Mỗi lần tổ chức lễ cấp sắc là dịp để cộng đồng nghe lại nguồn gốc xuất xứ của dân tộc mình. Để bảo tồn và phát huy lễ cấp sắc không chỉ cho dân tộc Dao mà còn muốn giới thiệu đến người dân, du khách mỗi lần đến bản thăm quan du lịch. Theo đó, ông Toàn và chi bộ bản Cỏi đã vận động Nhân dân giảm bớt thời gian tổ chức lễ cấp sắc từ 3 ngày 2 đêm xuống 2 ngày 1 đêm, đồng thời vận động Nhân dân lưu giữ những giá trị bản sắc truyền thống.

Ông Toàn chia sẻ, “trải qua thời gian, có nhiều nét văn hóa đã bị mai một, cùng với đó là lớp thanh niên thường đi làm ăn xa nên gây khó khăn trong việc truyền dạy văn hóa Dao. Vì thế, tôi thường xuyên ghi chép lại những nghi lễ truyền thống bằng cả tiếng Việt và chữ Nôm Dao với mong muốn truyền dạy lại cho lớp trẻ để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. 

(Chuyên đề Phú Thọ- Hoàng Thanh): Phú Thọ: Những người được
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tặng quà cho Người có uy tín tỉnh Phú Thọ nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội

Ông Lê Tiến Quân, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ nhận xét: Đội ngũ Người có uy tín của tỉnh luôn phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm, được Nhân dân và chính quyền địa phương đánh giá cao. Đặc biệt, Người có uy tín đã tham gia rất hiệu quả vào quá trình vận động người dân đoàn kết, thực hiện chính sách dân tộc... Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ tiếp tục quan tâm thực hiện tốt chính sách với Người có uy tín, đồng thời, tăng cường đưa Người có uy tín đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm để họ phát huy ngày một tốt hơn vai trò tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.