Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phú Điền bảo vệ thành quả nông thôn mới

PV - 15:42, 22/02/2019

Mảnh đất Phú Điền, huyện Tân Phú (Đồng Nai) từng là một làng quê nghèo khó. Ngày đó, bao bọc xã là những cánh đồng đầy lau sậy và đầm lầy. Điện, đường, trường, trạm… còn là những ước mơ của người dân nơi đây. Nhưng đó là câu chuyện xưa cũ.

Chuyển đổi những chân ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen cho thu nhập cao. Chuyển đổi những chân ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen cho thu nhập cao.

Nông thôn bừng sáng

Về thăm xã Phú Điền hôm nay, ai cũng có thể cảm nhận về sự đổi thay. Một xã thuần nông nghèo khó, giờ đã được khoác lên mình màu áo mới với những tuyến đường trải nhựa, bê tông hóa, có chợ, trường học, trung tâm y tế bề thế...; cơ sở hạ tầng hoàn thiện, người nông dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Đinh Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Điền cho biết: Sau 5 năm bắt tay xây dựng NTM, xã Phú Điền đã chính thức về đích xã NTM vào cuối năm 2016. Sự kiện này đã đem lại niềm vui và tự hào cho toàn thể người dân trên địa bàn xã.

Theo bà Hương, một trong những kết quả nổi bật trong xây dựng NTM của xã, đó chính là hệ thống đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa phủ kín đến các ấp. Xã đã đầu tư xây dựng được 12,79km đường, với tổng kinh phí thực hiện hơn 29,7 tỷ đồng. Điện, đường hoàn thiện giúp kết nối giữa các ấp thông suốt; trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang.

Trong quá trình xây dựng NTM, người dân Phú Điền đã đồng lòng, nỗ lực cùng với chính quyền địa phương đóng góp hơn 8.3 tỷ đồng, hiến 5.000m2 đất để xây dựng các công trình giao thông nông thôn và đường nội đồng.

Cùng với đó, người dân cũng mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật-cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao chất lượng, sản lượng cây trồng, vật nuôi, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Nếu như năm 2012 thu nhập đầu người chỉ đạt 12 triệu đồng/người/năm thì đến nay, đã đạt 39 triệu đồng/người/ năm theo tiêu chí đề ra, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương.

Những cánh đồng mẫu lớn ở Tân Phú hứa hẹn cho năng suất cao. Những cánh đồng mẫu lớn ở Tân Phú hứa hẹn cho năng suất cao.

Đi lên từ thế mạnh

Hiện nay, Đảng ủy, chính quyền cùng Nhân dân địa phương đã và đang tiếp tục tạo sự thay đổi cả về chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là trong việc chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, xác định đi lên từ thế mạnh, đặc thù của địa phương.

Còn nhớ mùa Xuân năm 2000, nông dân xã Phú Điền rộn niềm vui khi hệ thống thủy lợi cánh đồng Phú Điền được xã, huyện, tỉnh đầu tư và đưa vào khai thác. Những thửa ruộng 1 vụ lúa trước kia, nay sản xuất được 2 vụ lúa, 1 vụ hoa màu hoặc 3 vụ lúa, sen, ao cá…

Ông Hoàng Lê Vinh Quang, cán bộ phụ trách NTM xã Phú Điền chia sẻ, bản thân ông cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong sản xuất khi hệ thống thủy lợi, kênh mương Đồng Hiệp được đầu tư, đưa vào khai thác. Vùng trũng ngập nước lập tức được thoát nước ra sông La Ngà bằng hệ thống kênh mương. Riêng khu gò cao, mùa nắng vốn khô khan không sản xuất được, nay nông dân gieo sạ lúa vụ mùa hoặc lên liếp trồng hoa màu hay trồng cây ăn trái.

Hiện nay, ruộng vườn, ao cá, hồ sen của nông dân xã Phú Điền cho giá trị lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm, nhà nông ngày càng có cuộc sống sung túc. Điều này càng khuyến khích nông dân Phú Điền chung sức, đồng lòng cùng ban điều hành các ấp, hệ thống chính trị và chính quyền xã dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Những căn nhà khang trang, đại đoàn kết nơi khu dân cư xuất hiện ngày một nhiều sau những vụ mùa.

Chủ tịch UBND xã Phú Điền Nguyễn Văn Ngọc cho biết: Trong năm 2019, thực hiện chủ trương xây dựng NTM nâng cao, ngoài việc tiếp tục chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị đất canh tác, địa phương tiến hành xây dựng cánh đồng mẫu lớn; sản xuất lúa theo quy trình VietGAP cho năng suất cao, giá trị lớn; mời gọi đầu tư, thu hút du lịch sinh thái, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nhằm khai thác giá trị cảnh quan, môi trường, môi sinh do cánh đồng Phú Điền mang lại.

BẰNG GIANG

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.