Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phong trào khởi nghiệp của tuổi trẻ Đam Rông

PV - 14:36, 15/03/2019

Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp được đông đảo đoàn viên-thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện Đam Rông (Lâm Đồng) nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó, xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo của thanh niên trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo có hiệu quả.

Tuổi trẻ Đam Rông Tuổi trẻ Đam Rông chung tay thắp sáng đường quê.

Dẫn chúng tôi đến thăm vườn dâu nằm dọc dòng sông K’rông Nô, anh N’du Ha Eo dân tộc Cơ-ho, ở thôn Liêng K’rắc 1, xã Đạ M’rông, chia sẻ, trước đây hơn 5 sào đất canh tác của gia đình chủ yếu trồng lúa nước và bắp, hiệu quả kinh tế thấp. Nhận thấy, giá kén tằm ổn định, anh đã quyết định chuyển sang trồng dâu nuôi tằm.

Nhờ được tập huấn trang bị những kiến thức cần thiết về trồng dâu nuôi tằm nên anh thực hiện đúng quy trình, kỹ lưỡng. Chính vì vậy, 5 sào dâu sau khi xuống giống, sinh trưởng phát triển xanh tốt, đủ để cung cấp lá cho từ 8 đến 9 hộp tằm. Hằng năm sau khi đã trừ chi phí đầu tư, việc trồng dâu nuôi tằm đã mang về thu nhập cho gia đình từ 70 đến 80 triệu đồng. Số tiền trên, anh tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm và mua sắm các máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và các vật dụng trong gia đình.

Còn anh Ha Xinh dân tộc Cơ-ho, ở thôn 4, xã Rô Men đã quyết tâm khởi nghiệp từ việc biến vùng đất cằn cỗi thành những vườn cà phê trĩu quả. Hơn 2ha cà phê của gia đình anh cho thu hoạch từ 6,5 đến 7 tấn quả/năm. Trừ chi phí đầu tư, mỗi năm, gia đình anh thu về hơn 150 triệu đồng. Ngoài việc làm kinh tế giỏi, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho lao động địa phương. Anh Ha Xinh cho biết: “Trồng cà phê, gia đình cũng giúp được nhiều bà con trong thôn có thêm việc làm, tạo thu nhập từ những việc cào bồn, bón phân, xịt thuốc, thu hoạch cà phê”.

Với đặc thù là địa bàn huyện vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Đam Rông đã triển khai nhiều biện pháp tích cực hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Trong đó, tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên đẩy mạnh chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả; ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt xây dựng các mô hình nhà lưới, nhà kính phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Ngoài ra, Huyện đoàn còn phối hợp với các ngân hàng tổ chức giải ngân các nguồn vốn tín dụng chính sách để hỗ trợ nguồn kinh phí cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; xây dựng các mô hình, tổ hợp tác thanh niên để hỗ trợ nhau sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, tạo đầu ra ổn định để thanh niên vươn lên làm giàu chính đáng. Đến nay, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Đam Rông đã xây dựng được 20 mô hình kinh tế tiêu biểu trong lực lượng đoàn viên, thanh niên.

Chị Nguyễn Thị Nhung, Bí thư Huyện Đoàn Đam Rông, cho biết: “Trong Tháng Thanh niên, phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đang được đẩy mạnh. Chúng tôi đang rà soát lại những đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế giỏi, đi đầu trong việc ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong sản xuất để tiến hành tuyên dương. Đồng thời tổ chức việc thăm quan học tập các mô hình thanh niên phát triển kinh tế có hiệu quả trên địa bàn toàn huyện”.

Để hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp mang tính bền vững, có hiệu quả, ngoài sự định hướng của Ban Thường vụ Huyện đoàn, sự nỗ lực, dám nghĩ, dám làm của thanh niên thì rất cần sự chung tay, đồng sức đồng lòng của toàn xã hội. Có như vậy, hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp mới mang lại kết quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho thanh niên trên địa bàn huyện.

VĂN TÂM

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.