Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới: 5K vẫn là quan trọng nhất

Nguyễn Thanh - 12:46, 08/12/2021

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, khi số ca nhiễm mỗi ngày vẫn tăng cao. Nhiều nơi, dịch đang tấn công mạnh vào trường học, nhà máy, vùng DTTS… gây khó khăn cho công tác phòng, chống và dập dịch. Ngoài việc đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin đủ liều, thì yêu cầu 5K gắn với việc tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống vẫn đang là giải pháp hữu hiệu nhất.

Lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An kiểm tra Trạm Y tế lưu động tại xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu
Lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An kiểm tra Trạm Y tế lưu động tại xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu

Linh hoạt với từng địa bàn

Theo Trung tâm Phòng chống bệnh tật (CDC) Nghệ An, ở một số địa phương trong tỉnh, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; liên tục phát hiện các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng, vùng phong tỏa, các khu cách ly. Đáng lo ngại, những ngày qua, dịch đã lan vào trường học, khu công nghiệp, các hoạt động có nhiều người tham gia.

Giám đốc sở Y tế Nghệ An Dương Đình Chỉnh cho biết: Khi xuất hiện ca nhiễm mới, chúng tôi chỉ đạo truy vết, khoanh vùng dập dịch, không bỏ sót các trường hợp liên quan; thực hiện các giải pháp không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Tinh thần chỉ đạo từ tỉnh xuống cơ sở là tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong phòng, chống dịch do Trung ương và tỉnh ban hành.

Ngành Y tế Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trong khu vực có bệnh nhân nhiễm Covid-19
Ngành Y tế Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trong khu vực có bệnh nhân nhiễm Covid-19

Tại Quảng Trị, đến nay đang có 886 người cách ly tại 18 điểm cách ly tập trung, 3.527 người cách ly tại nhà. Ngành Y tế tỉnh này, đã tăng cường công tác xét nghiệm giám sát trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao và các đối tượng tiếp xúc gần với các chùm ca bệnh.

Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: Chúng tôi đề nghị các địa phương chỉ đạo các lực lượng, Tổ Covid cộng đồng, chú trọng quản lý di biến động trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ việc khai báo y tế, cách ly y tế tại nhà; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là ở các đơn vị, doanh nghiệp. Đặc biệt, chúng tôi sẽ quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho những địa bàn miền núi, vùng DTTS trong công tác chống dịch, do có những khó khăn, hạn chế nhất định.

Dịch bệnh gia tăng với nhiều ca F0 trong cộng đồng, đang khiến chính quyền tỉnh Hà Tĩnh lo ngại. Ngoài những giải pháp chống dịch của Trung ương, tỉnh đang thí điểm một một số biện pháp phòng chống địch, trong đó có cách ly, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh thông tin: Từ thí điểm tại Hương Khê, đến nay, toàn tỉnh đã có 11/13 địa phương triển khai cách ly, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà với tổng số 87 người. Đây là giải pháp lâu dài, góp phần giảm tải cho các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19, tạo tâm lý thoải mái cho người dân và bảo đảm thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh.

Ngành Y tế lấy mẫu xét nghiệm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng
Ngành Y tế lấy mẫu xét nghiệm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng
5K + vắc xin để chống dịch

Biến thể Delta đã từng gây ra những hậu quả tồi tệ khi khả năng lây nhiễm nhiều hơn và lây lan nhanh hơn. Nay, một biến thể mới của SARS-CoV-2 là Omicron đã xuất hiện; được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác (biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta). Kịch bản nào để đối phó với Omicron, hay đơn giản nhất vẫn là 5K + vắc xin?

Theo TS. Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, những điều thế giới biết về biến chủng Omicron này còn rất ít, chủ yếu ghi nhận ở các nước Nam châu Phi. 

TS. Kính nhấn mạnh: Chủng đột biến phổ biến hiện nay, đang gây ra dịch khắp toàn cầu là Delta. Và virus luôn luôn đột biến. Vì thế 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế) là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, là vấn đề tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Mới đây, sáng 5/12, phát biểu mở đầu tại cuộc họp với các bộ, ngành về thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất trong nước, cũng như nhập khẩu đối với vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 s, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Những nước có nền y học tiên tiến, có biện pháp chống dịch rất quyết liệt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... cũng bị tác động bởi chủng virus mới Omicron, nên Việt Nam không phải là ngoại lệ. Vì thế, vắc xin, thuốc điều trị và ý thức của người dân có tính chất rất cơ bản, quan trọng trong phòng, chống dịch.

Về lộ trình vắc xin, theo Bộ Y tế, tổng số vắc xin đã nhận và dự kiến tiếp nhận đến hết năm 2021 từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ đã có cam kết là khoảng 211 triệu liều; số vắc xin đã tiếp nhận đến hết ngày 3/12 là hơn 150 triệu liều.

Tỉnh Quảng Trị đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh
Tỉnh Quảng Trị đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh

Hiện nay, nước ta đang chuyển giao công nghệ nghiên cứu, thử nghiệm các loại vắc xin phòng Covid-19 gồm Nanocovax, COVIVAC, ARCT-154, HIPRA, Sputnik V, Shionogi và một số loại vắc xin của Cuba, Ấn Độ... Cùng với đó, việc nghiên cứu thuốc điều trị Covid-19 cũng đã được tiến hành từ năm 2020, cả các nghiên cứu thuốc điều trị đặc hiệu và điều trị triệu chứng. Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng ở nước ta đạt tỷ lệ tương đối cao với tiêm mũi 1 đạt 94%, mũi 2 đạt 69%.

Về biện pháp 5K, đó là chủ trương được Trung ương chỉ đạo xuyên suốt, kể từ khi bắt đầu có dịch bệnh. Hiện nay, khi biến thể Delta và sắp tới là Omicron với tốc độ lây lan nhanh, khả năng lây nhiễm cao thì “khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tập trung – khai báo y tế ” có ý nghĩa then chốt, mang tính “sống còn” trước virus SARS-CoV-2.

Cũng tại cuộc họp ngày 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định: Diễn biến dịch hiện nay phức tạp, dịch còn có thể xuất hiện những chủng virus mới, do đó chiến lược phòng, chống dịch có thể phải lâu dài hơn. Vì thế, phải đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm chủng vắc xin, rà soát các đối tượng nằm trong diện tiêm để tiêm đủ mũi. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền, tiếp tục nâng cao hơn nữa ý thức của người dân trong phòng, chống dịch bệnh; xem công tác tuyên truyền là một trong những khâu quan trọng nhất.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.