Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm

PV - 14:40, 29/01/2018

Theo các ngành chức năng tỉnh Bình Định, hành vi buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là dịp cuối năm. Trước thực tế này, cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC46) (Công an tỉnh Bình Định), đang tăng cường công tác kiểm tra để ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm.

Diễn biến phức tạp

Bình Định được xem là đầu mối giao thông quan trọng, có QL1A chạy ngang qua địa bàn tỉnh; QL19, QL19C là cửa ngõ thông ra biển của các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để giao thương hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít khó khăn cho các ngành chức năng trong công tác phòng chống buôn lậu.

Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm. (Ảnh minh họa) Các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm(Ảnh minh họa).

 

Theo thiếu tá Lê Thanh Quang, Đội phó Đội phòng ngừa đấu tranh án kinh tế trên lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và sở hữu trí tuệ (PC46, CA tỉnh Bình Định), năm 2017, hoạt động buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng trong tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Tập trung chủ yếu là các hành vi mua bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu; hàng hóa không có hóa đơn chứng từ hợp lệ hoặc không có nhãn phụ theo đúng quy định đối với chủng hàng nhập khẩu với các mặt hàng chính như quần áo may sẵn, mỹ phẩm, rượu, phân bón, gỗ,...

Một vấn đề đáng lo ngại là, các đối tượng vi phạm ngày càng có nhiều “mánh lới” tinh vi nhằm qua mặt các ngành chức năng. Thiếu tá Lê Thanh Quang cho hay: “Để đối phó với việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi như chia nhỏ hàng hóa vi phạm và gửi nhiều loại phương tiện vận chuyển khác nhau, dùng chứng từ hợp pháp để quay vòng nhiều lần, hóa đơn viết giá trị hàng hóa rất thấp so với giá trị thực tế, kê khai không đúng chủng loại, số hàng. Đáng chú ý hiện nay, các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại còn lợi dụng triệt để công nghệ thông tin để đặt hàng, mua bán hàng hóa qua mạng”.

Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ ở Bình Định cũng có xu hướng tăng với hàng chục vụ sản xuất hàng giả, không rõ nguồn gốc, chất lượng kém được các cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian qua; chủ yếu là các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, bột ngọt, rượu.

Qua trao đổi, Thượng tá Phan Anh Dũng, Phó Trưởng phòng PC46 còn cho biết: Thời gian qua, tại tỉnh còn nổi lên hiện tượng các cá nhân mua ô tô và mô tô có dấu hiệu nhập lậu, sử dụng giấy đăng ký, biển kiểm soát giả và mua từ nơi khác đưa về tỉnh để tiêu thụ; năm 2017, đơn vị đã phát hiện bắt giữ 3 ô tô và 2 mô tô. Tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giấu gỗ và các loại lâm sản khác trái phép có chiều hướng gia tăng; hiện đơn vị đã thu giữ nhiều phương tiện và đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh đấu tranh, xử lý.

Quyết tâm ngăn chặn

Theo báo cáo của Công an tỉnh Bình Định, trong năm 2017, PC46 đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường; cử các đội bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra, giám sát, chủ động nắm diễn biến thị trường, dự báo tình hình; xử lý nghiêm các hành vi nêu trên; tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các đợt kiểm tra liên ngành, ra quân trong các đợt cao điểm. Từ đầu năm 2017 đến nay, lực lượng PC46 đã bắt giữ, xử lý 22 vụ, xử phạt và thu nộp ngân sách nhà nước trên 190 triệu đồng.

Đơn vị cũng đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra, bắt giữ 27 vụ, xử lý 44 đối tượng, xử phạt gần 292 triệu đồng, với hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng.

Vào những ngày cuối năm, và dịp Tết Nguyên đán, thường là mùa cao điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanh với lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng cao, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn. Thời điểm này, các gian thương thường lợi dụng đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, theo đó PC46 đề ra nhiều giải pháp siết chặt quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên thị trường. Trong đó, sẽ tập trung vào các địa bàn trọng điểm như các tuyến QL1, QL1D, QL 19, địa bàn cảng Quy Nhơn, ga Diêu Trì…

Bên cạnh đó, PC46 còn tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan, các cơ quan truyền thông, thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân; vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.