Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phòng chống bệnh lao tại Hoà Bình: Chuyển từ phát hiện bị động sang chủ động sàng lọc

Nghĩa Hiệp - 08:39, 11/12/2020

Cùng với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh lao, các đơn vị ngành Y tế tỉnh Hoà Bình đã xây dựng kế hoạch, chủ động sàng lọc thường xuyên, rà soát, những bệnh nhân nghi nhiễm lao. Qua đó phát hiện kịp thời, chủ động điều trị và không để lây lan trong cộng đồng.

Các bác sỹ tại trung tâm y tế các huyện đến tận nhà người dân để tuyên truyền các biểu hiện của bệnh lao.
Các bác sỹ tại trung tâm y tế các huyện đến tận nhà người dân để tuyên truyền các biểu hiện của bệnh lao.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hoà Bình, 9 tháng năm 2020, các y, bác sĩ trên địa bàn tỉnh đã khám, xét nghiệm tầm soát cho gần 1.350 người có biểu hiện mắc lao và phát hiện 356 người mắc bệnh lao. Đến nay, đã điều trị thành công cho 334/356 bệnh nhân (đạt 94%).

Tại Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc, các y, bác sĩ đã khám cho 150 người nghi nhiễm lao, lấy mẫu xét nghiệm 135 người, phát hiện 31 bệnh nhân lao mới, trong đó, 13 bệnh nhân lao phổi AFB (+), 6 bệnh nhân lao phổi AFB (-) và 12 bệnh nhân lao ngoài phổi. Tỷ lệ bệnh nhân lao được điều trị khỏi đạt 95%.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hiền, Trung tâm Y tế huyện cho biết: Bệnh lao thường điều trị dài ngày và phải tuân thủ theo đúng phác đồ, nghĩa là uống đủ thuốc, đúng liều lượng, đúng, đủ thời gian. Nhiều người bệnh đã tự ý bỏ điều trị giữa chừng, hoặc điều trị không đúng phác đồ về thời gian, liều lượng dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng. Đây còn là nguyên nhân chính, làm xuất hiện các vi khuẩn lao đa kháng thuốc. Do vậy, các đơn vị, cơ quan chuyên ngành liên quan cần chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền về nguyên nhân, tác hại của bệnh lao, cũng như các biện pháp phòng, chống lao, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức phòng bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng.

Không chỉ các đơn vị y tế cấp xã chủ động trong tuyên truyền, xét nghiệm, phòng chống bệnh lao, tỉnh Hoà Bình còn xây dựng hệ thống tổ chức giám sát từ thành phố đến nông thôn.Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, là đơn vị hướng dẫn các trung tâm y tế huyện, tổ chức giám sát, hỗ trợ các Trung tâm Y tế tuyến và các xã, phường trọng điểm; tổ chức các lớp tập huấn về phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao; quản lý chương trình chống lao, hệ thống báo cáo, nhập phần mềm Vitimes cho cán bộ hoạt động chương trình lao tuyến tỉnh, tuyến huyện cho các học viên là bác sĩ điều trị, chuyên trách lao, cán bộ xét nghiệm lao; thực hiện khám, xét nghiệm sàng lọc, chụp X quang phổi phát hiện bệnh lao cho người dân có nguy cơ...

Anh Bùi Văn Th, 34 tuổi, trú tại xóm Cóc Lẫm, xã Kim Bôi (Kim Bôi) chia sẻ: Qua tuyên truyền của y tế xã về các biểu hiện của bệnh lao. Khi thấy tình trạng sức khỏe giảm sút, người mệt mỏi, ho nhiều, hay sốt về đêm, anh Th. đã chủ động đến Trung tâm Y tế huyện để khám bệnh. Qua khám, xét nghiệm, anh được chuẩn đoán mắc bệnh lao và được uống thuốc và điều trị. Đến nay, bệnh  đã khỏi. "Rất may mắn cho tôi và gia đình khi phát hiện kịp thời, không để lây cho người thân trong gia đình”.

Ông Kiều Đình Vì, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Hiện nay, tỉnh Hoà Bình đang thực hiện chiến lược tăng cường phát hiện bệnh lao, tiến tới cam kết chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Bằng cách, chuyển từ phát hiện thụ động sang phát hiện chủ động để giải quyết vướng mắc trong phát hiện lao tại cộng đồng.

 "Với đầy đủ thuốc, mạng lưới, phác đồ điều trị, tỉnh Hoà Bình bảo đảm đáp ứng được chỉ tiêu phát hiện bệnh lao trên địa bàn. Quyết tâm thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh, góp phần chấm dứt bệnh lao trên toàn quốc”, ông Khiều Đình Vi cho biết.

Lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan nếu không biết cách phòng bệnh. Với các biểu hiện như: ho kéo dài trên 2 tuần; ho khạc ra đờm, đôi khi vướng máu; đau tức ngực; ăn mất ngon, sụt cân; cảm giác yếu sức, mệt mỏi; thỉnh thoảng sốt; đổ mồ hôi về đêm; sưng tấy ở cổ, nách, háng…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.