Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự công bố quy hoạch tỉnh Gia Lai

Ngọc Thu - 06:53, 18/01/2024

Sáng 17/1, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cùng tham dự.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định số 1750/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trao Quyết định số 1750/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long cho biết: Quy hoạch đã thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho tỉnh Gia Lai. Mục tiêu đến năm 2030, Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; là trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Gia Lai là "cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long thông tin về quy hoạch tỉnh Gia Lai
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long thông tin về quy hoạch tỉnh Gia Lai

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, tỉnh Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh; là trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Gia Lai là tỉnh tiên phong trong vùng về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với chuyển đổi số và kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; hình thành các mô hình nông nghiệp sinh thái, hiện đại, thông minh; nông nghiệp hữu cơ có thương hiệu.

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp thân thiện môi trường, phục vụ nông nghiệp; phát triển dịch vụ logistics, khoa học công nghệ để xây dựng chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho người dân.

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa tỉnh Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của Tây Nguyên. Xây dựng năng lực đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Phát triển kinh tế đi đôi với xây dựng bản sắc văn hóa Gia Lai, trọng tâm là con người Gia Lai, chăm lo đời sống của đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Đến năm 2050, tỉnh Gia Lai là "cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe"
Đến năm 2050, tỉnh Gia Lai là "cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe"

Đến năm 2050, tỉnh Gia Lai là "cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe", điểm đến sinh thái, khác biệt và độc đáo, là vùng đất xanh, giàu bản sắc văn hóa. Phát triển kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ số phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh là chủ đạo dựa trên ba trụ cột phát triển là nông nghiệp tiên tiến, sạch và ứng dụng công nghệ cao; dịch vụ và du lịch sinh thái; công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường gắn với nông nghiệp.

Về phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, Gia Lai sẽ tổ chức không gian theo các hành lang kinh tế. Cụ thể, phát triển Tp. Pleiku và phụ cận là địa bàn trọng điểm, có vai trò thúc đẩy, dẫn dắt quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, kết nối với các huyện lân nhằm đảm nhận nhiều chức năng mới về chuyển đổi số, dịch vụ trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghiệp, nông - lâm nghiệp, khoa học và công nghệ, giáo dục, du lịch, y tế, thể dục thể thao…

Hai cửa ngõ chính gồm, Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh và Cảng hàng không Pleiku. Theo đó, Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là cửa ngõ quan trọng trên Hành lang Đông - Tây kết nối vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Thúc đẩy hợp tác kinh tế - xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng tại khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, là đầu mối kết nối hàng hóa, du lịch, dựa trên các dịch vụ về thương mại, du lịch cửa khẩu, logistics, kho bãi, sản xuất nông cụ, chế biến nông, lâm sản và trao đổi văn hoá, triển lãm quốc tế…

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghi
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại Hội nghi

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định: Bản quy hoạch này hết sức quan trọng, đây là lần đầu tiên chúng ta có hệ thống quy hoạch phát triển. Ngay sau bản quy hoạch này, Gia Lai cần phải kết hợp với các địa phương, quy hoạch thành vùng Tây Nguyên kết nối với duyên hải miền Trung, các tỉnh phía nam để tạo ra vị thế phát triển mới. Quy hoạch này mang tính định hướng, sau đó Gia Lai cần phải tiếp tục đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng tiếp theo. Việc làm tốt quy hoạch cũng là bước để Gia Lai quảng bá hiệu quả nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Liên quan đến các lĩnh vực phát triển, Phó Thủ tướng Chính phủ gợi mở, Gia Lai có tiểm năng về tài nguyên nước, thủy điện, năng lượng tái tạo… nên cần phải được nhấn mạnh trong định hướng phát triển. Bên cạnh đó, Gia Lai cũng cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao như nông nghiệp xanh, dược liệu gắn liền với chế biến. Gia Lai có diện tích rừng rất lớn, vì vậy cần phải phát triển kinh tế gắn với phát triển lâm nghiệp.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

“Chính phủ sẽ hết sức quan tâm để làm sao đưa vùng đất giàu tiềm năng này tiếp tục phát triển bền vững nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Với thành tựu và nền tảng được tạo lập, cùng truyền thống anh hùng, tinh thần đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, chúng ta tin tưởng Gia Lai sớm trở thành trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận