Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bắt đầu tham dự các hoạt động tại WEF Davos

PV - 19:49, 17/01/2023

Ngày 17/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 53 tại Davos, Thụy Sĩ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bắt đầu tham dự các hoạt động tại WEF Davos - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF

Hội nghị WEF Davos năm 2023 diễn ra từ ngày 16 đến ngày 20/1 trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Tăng trưởng kinh tế suy giảm; rủi ro, bất ổn, nhất là trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ gia tăng; nguy cơ lạm phát xuất hiện trên diện rộng; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tình hình địa - chính trị, địa - kinh tế và tập hợp lực lượng tiếp tục diễn biến phức tạp.

Với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh", Hội nghị được tổ chức với khoảng 250 phiên thảo luận tập trung vào 5 nhóm chủ đề lớn: Lạm phát, nợ công cao và tăng trưởng giảm trong bối cảnh đầu tư, thương mại, và cơ sở hạ tầng mới; Các rủi ro địa chính trị trong thế giới hợp tác và đối thoại đa cực mới; Khủng hoảng năng lượng và an ninh lương thực trong hệ thống năng lượng, khí hậu và thiên nhiên mới; Các động lực tăng trưởng trong bối cảnh ứng dụng công nghệ cho đổi mới sáng tạo và củng cố tự cường cho doanh nghiệp; Chính sách xã hội cho đối tượng dễ bị tổn thương trong hệ thống an sinh, việc làm, đào tạo kỹ năng mới.

Hội nghị WEF Davos là hội nghị quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của WEF hàng năm, thu hút đông đảo sự tham dự của các nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao các nước, các tập đoàn hàng đầu thế giới, các chuyên gia và giới doanh nghiệp để thảo luận, đưa ra các ý tưởng quan trọng, góp phần định hình xu hướng hợp tác và xử lý những vấn đề toàn cầu.

Hợp tác Việt Nam - WEF ngày càng được củng cố và phát triển kể từ khi thiết lập quan hệ hợp tác vào năm 1989, đem lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam trong quảng bá hình ảnh đất nước, kết nối với các tập đoàn toàn cầu để thu hút đầu tư - công nghệ, cập nhật và tiếp thu có chọn lọc những tư duy phát triển - quản trị tiên tiến, tư vấn chính sách và tận dụng các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam thường xuyên tham dự các hội nghị thường niên của WEF. Thời gian gần đây, lãnh đạo hai bên đẩy mạnh hoạt động tiếp xúc, trao đổi, đặc biệt giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF.

Các lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai bên như bảo vệ môi trường, xử lý rác thải nhựa, đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp, đào tạo kỹ năng, chuyển đổi số tiếp tục được thúc đẩy.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.