Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì họp Ban chỉ đạo tiền phương chống bão Noru

Phạm Tiến - 19:22, 27/09/2022

Cuối giờ chiều nay, 27/9, tại điểm cầu Quảng Trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng Ban Chỉ đạo tiền phương phòng chống bão Noru đã chủ trì họp trực tuyến, kết nối với 8 điểm cầu về công tác chống bão.

Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Văn Thành chủ trị họp trực tuyến Ban tiền phương phòng, chống bão Noru tại điểm cầu Quảng Trị
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trị họp trực tuyến Ban tiền phương phòng, chống bão Noru tại điểm cầu Quảng Trị

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cảnh báo,  chỉ còn mấy tiếng nữa  bão Noru sẽ đổ bộ vào đất liền, do đó, các địa phương cần nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời những phát sinh do cơn bão gây ra. Tập trung triển khai các biện pháp cấp bách, trong đó, tập trung cao nhất vào các biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân. Điều đó liên quan đến việc sơ tán, bố trí chỗ ở cho người dân và vận động được bà con sơ tán. Đây là nhiệm vụ số 1-Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng yêu cầu, báo cáo về việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, ứng cứu trường hợp bị chia cắt. Có thể lường trước tình huống có thể xảy ra như, đê biển bị sóng đánh thì ứng cứu như thế nào?...

Trận lốc xoáy chiều nay ở Cửa Việt (Quảng Trị) đã gây thiệt hại nặng về nhà cửa, đã có người bị thương
Trận lốc xoáy chiều nay ở Cửa Việt (Quảng Trị) đã gây thiệt hại nặng về nhà cửa, đã có người bị thương

Phó Thủ tướng đề nghị, các địa phương phải xác định việc bảo vệ công trình trọng điểm, quan trọng ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, cũng như an toàn cho Nhân dân, như hồ đập, đê điều, đường sá, bệnh viện, bảo vệ hệ thống lưới điện, viễn thông...

Báo cáo trước Phó Thủ tướng, ông Võ Quang Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, đến 17h chiều 27/9, toàn tỉnh Quảng Trị có 2.302 tàu thuyền với 6.136 thuyền viên đã vào nơi tránh trú an toàn. Có 40 tàu thuyền ngoại tỉnh với 332 thuyền viên đã vào tránh trú bão tại các cảng cá của tỉnh.

Về an toàn hồ đập, hiện tại, Quảng Trị có 126 đập, hồ chứa thủy lợi. Hiện tại, tổng dung tích các hồ chứa trọng điểm của tỉnh đạt 45,66% so với dung tích thiết kế, trước mưa lũ các hồ chứa, đập thủy lợi đều được gia cố, bảo đảm an toàn.

Lực lượng chức năng ở Quảng Trị đã có mặt tại hiện trường giúp Nhân dân khắc phục hậu quả
Lực lượng chức năng ở Quảng Trị đã có mặt tại hiện trường giúp Nhân dân khắc phục hậu quả

Về sơ tán dân, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: tỉnh đã di dời dân ở những nơi trũng, thấp; những nơi nhà tạm lên những khu nhà kiên cố.

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, hiện trên địa bàn đã có mưa. Tuy nhiên, lượng mưa chưa lớn, phổ biến từ 30 - 80 mm. Khu vực ven biển bắt đầu có gió cấp 5 - 6. Đến 15h chiều nay, tỉnh đã di dân xong, với 14.443 hộ.

Qua thông tin báo cáo của các địa phương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tiếp tục yêu cầu, các địa phương cử lực lượng xuống kiểm tra tất cả tàu thuyền xem còn người không và báo cáo lại. Đồng thời, các địa phương phải tận dụng thời gian chống bão, vừa họp vừa điều hành công tác phòng, chống bão ở địa phương mình.

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã đi thị sát tại khu vực biển Cửa Việt (Quảng Trị). Tại đây vào khoảng 15 giờ, cơn mưa lớn cùng với lốc xoáy quét qua đã khiến nhiều hàng quán, trụ sở, nhà dân bị tốc mái. Ghi nhận tại khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, nhiều cây xanh bị gãy đổ ngổn ngang, nhà cửa bị tốc mái. Đặc biệt, phần mái của chợ thị trấn Cửa Việt bị tốc, biến dạng. Nhiều ngôi nhà ở cạnh khu vực này cũng trong tình trạng tương tự; xe máy đổ ngổn ngang.

Theo thống kê sơ bộ, trận lốc xoáy chiều 27/9, đã làm cho khoảng 300 nhà dân bị tốc mái. Đặc biệt, có 2 nhà dân bị sập hoàn toàn, 3 người bị thương. Địa phương cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng Cửa Việt đang phối hợp để khắc phục hậu quả.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận