Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Sơn La

PV - 13:35, 09/08/2024

Ngày 9/8, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ; thăm hỏi, động viên người dân vùng bị thiên tai, ngập lụt, sạt lở đất tại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn và xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao đổi với lãnh đạo địa phương về công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, sạt lở đất
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao đổi với lãnh đạo địa phương về công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống cho Nhân dân vùng bị ảnh hưởng của mưa lũ, sạt lở đất

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, từ ngày 22 - 31/7, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa lớn kéo dài trên diện rộng, gây ngập úng, lũ quét và sạt lở đất. Mưa lũ đã làm 11 người chết và 6 người bị thương; thiệt hại trên 2.672 nhà; 29 điểm trường bị ảnh hưởng; cuốn trôi 15 cầu treo; hư hỏng 82 công trình thủy lợi; 130 vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông... Tổng thiệt hại ước tính hơn 500 tỷ đồng.

Trực tiếp đi kiểm tra hiện trường tại xã Mường Chanh và xã Bản Lầm, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chia sẻ những mất mát về người, tài sản, hoa màu, vật nuôi. Phó Chủ tịch nước mong muốn Nhân dân vượt qua đau thương, mất mát, sớm ổn định cuộc sống, tinh thần.

Phó Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các lực lượng khác của địa phương đã thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" giúp Nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định cuộc sống. Đồng thời, Phó Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Sơn La tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống các gia đình bị ảnh hưởng mưa lũ; quan tâm hỗ trợ sinh kế đối với các hộ dân bị thiệt hại để bà con sớm ổn định đời sống và sản xuất.

Cùng với đó, thời gian tới, tỉnh Sơn La cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo các địa phương bám sát những diễn biến thời tiết, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa lũ gây ra. Về lâu dài, địa phương lên các phương án quy hoạch khu tái định cư, di dời Nhân dân, khôi phục sản xuất; tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức và kỹ năng phòng, chống thiên tai cho người dân.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến thăm, tặng quà cho nhân dân vùng bị ngập lụt, sạt lở đất tại xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến thăm, tặng quà cho Nhân dân vùng bị ngập lụt, sạt lở đất tại xã Bản Lầm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Dịp này, Đoàn công tác hỗ trợ tỉnh Sơn La 700 triệu đồng; huyện Mai Sơn và Thuận Châu 200 triệu đồng khắc phục thiệt hại mưa lũ; trao 50 suất quà cho 50 gia đình bị ảnh hưởng mưa lũ tại xã Mường Chanh và Bản Lầm. Hội đồng bảo trợ, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam tặng 200 triệu đồng cho trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai tỉnh Sơn La; Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai tặng 1.000 thùng mì tôm.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh và Nhân dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh cảm ơn sự quan tâm, động viên của Phó Chủ tịch nước và Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân Sơn La. Tỉnh tiếp thu chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước và các bộ, ngành của Trung ương, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", khắc phục thiệt hại, sớm ổn định đời sống và sản xuất cho Nhân dân vùng bị thiệt hại do mưa lũ.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.