Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt tri ân những tấm lòng vàng

PV - 21:15, 10/01/2021

Chiều 10/1, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam gặp mặt Đoàn đại biểu của Chương trình “Tri ân những tấm lòng vàng”, có đóng góp tích cực vào các hoạt động vì trẻ em năm 2020.


Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh với các nhà tài trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh với các nhà tài trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của thành viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong thời gian qua. Phó Chủ tịch nước biểu dương Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội của đất nước.

Điểm lại tình hình chung của đất nước trong năm 2020, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cùng thiên tai, bão lũ.., kinh tế đất nước vẫn có sự tăng trưởng khá. Phó Chủ tịch nước khẳng định, những thành tựu đáng tự hào của đất nước có sự đóng góp, nỗ lực không nhỏ của các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt sự đồng hành tích cực trong công tác hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Phó Chủ tịch nước đề nghị, trên cơ sở 18 chương trình hoạt động của Quỹ như "Sữa học đường", phẫu thuật nụ cười, "Trái tim cho em"… cần rà soát lại các hoạt động, từ đó tập trung vào những chương trình trọng tâm, ưu tiên cho chương trình chưa có tổ chức tham gia hỗ trợ, đưa mục tiêu các chương trình từ thiện của Quỹ đến với tất cả các gia đình ở mọi vùng miền Tổ quốc trên tinh thần "không để bỏ rơi, bỏ qua bất cứ trẻ em nào cần sự giúp đỡ".

Với những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch nước đề nghị, thời gian tới, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, đổi mới cách thức hoạt động, tăng cường sự tham gia của các nhà đồng hành, nhà tài trợ truyền thống; huy động thêm các nhà tài trợ mới để tạo nguồn quỹ phát triển bền vững, tổ chức các chương trình hiệu quả, thiết thực.

Phó Chủ tịch nước nêu rõ ưu tiên hỗ trợ, giúp đỡ cho trẻ em ở vùng lũ, vùng bị thiên tai, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, trẻ em bị tim bẩm sinh…; đồng thời, tăng cường các thông tin tuyên truyền về hoạt động, mục tiêu của Quỹ đến với các gia đình, vùng sâu, vùng xa để kịp thời phát hiện trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp các em được đến trường, có cuộc sống no ấm, đầy đủ.

Năm 2020, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam đã vận động hơn 91 tỷ đồng và hỗ trợ hơn 134.000 lượt trẻ em với các hoạt động thiết thực như: Hỗ trợ khám phân loại cho gần 8.000 trẻ em bị các dị tật về tim, mắt, khe hở môi, vòm miệng; hỗ trợ phẫu thuật tim cho 55 trẻ em… Đặc biệt, Quỹ đã hỗ trợ sữa cho gần 41.000 trẻ em với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng. 

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh với các nhà tài trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh với các nhà tài trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Bên cạnh đó, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam thực hiện hỗ trợ hàng nghìn trẻ em đặc biệt khó khăn trên cả nước thông qua các dự án như: “Hỗ trợ điều kiện học tập và tăng khẩu phần em cho trẻ em”; “Hỗ trợ trẻ em tại các vùng khó khăn”; dự án “Ánh mắt trẻ thơ”… góp phần thực hiện 4 nhóm quyền của trẻ em: Quyền được sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được phát triển, Quyền được tham gia.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.