Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phim tài liệu Việt Nam gây ấn tượng tại Pháp

T.Hợp - 17:11, 30/03/2023

Trong khuôn khổ Liên hoan phim thực tế quốc tế 2023 đang diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp từ ngày 24/3-2/4, công chúng Pháp có dịp được xem 20 bộ phim tài liệu do các đạo diễn trẻ Việt Nam thực hiện và được trình chiếu trong một chương trình đặc biệt mang chủ đề “Cuộc phiêu lưu của Varan Vietnam."

Phim tài liệu Việt Nam gây ấn tượng tại Pháp

Trong khuôn khổ chương trình Festival Phim thực tế 2023 với tên gọi “Hành trình Varan Việt Nam”, gần 20 bộ phim được chọn để trình chiếu tới công chúng Pháp từ ngày 24/3 - 2/4 tại Trung tâm Pompidou, Bảo tàng quốc gia Nghệ thuật châu Á Guimet và Thư viện - Đại học Ngôn ngữ học và Văn minh học.

Đây là những bộ phim được thực hiện trong các trại sáng tác phim Varan diễn ra tại Hà Nội (2004, 2006, 2009, 2014), tại TP. Hồ Chí Minh (2005), Đà Nẵng (2010, 2011) và khu vực sông Mekong (2020).

Một số bộ phim trong số đó đã tạo được tiếng vang tại nhiều quốc gia, như “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng” của đạo diễn Nguyễn Thị Thắm, “Đi tìm Phong và Bưởi” của đạo diễn Trần Phương Thảo (kết hợp với biên tập Swann Dubus) và “Những đứa trẻ trong sương” của đạo diễn Hà Lệ Diễm. Đặc biệt, bộ phim “Những đứa trẻ trong sương” đã đoạt nhiều giải thưởng trên toàn thế giới, trong đó có giải thưởng Clarens cho thể loại phim tài liệu nhân văn của chương trình Festival Phim thực tế 2022 và lọt vào danh sách đề cử của giải Oscar 2023.

Bằng phong cách làm phim hiện đại với trải nghiệm của điện ảnh trực tiếp, âm thanh đồng bộ và hạn chế đến mức tối đa lời bình, các phim tài liệu được dẫn dắt bằng chính những hình ảnh và lời nói trực tiếp của nhân vật trong phim, từ đó cuốn hút khán giả bằng sự đồng cảm với các nhân vật trong cuộc sống hằng ngày của họ.

Đề tài các cuốn phim phản ánh cuộc sống và những tâm tư tình cảm đa dạng của các cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thuộc nhiều thành phần, hoặc ở thành thị, hoặc ở nông thôn, trong một xã hội Việt Nam mở cửa và phát triển nhanh chóng.

Với những chiếc máy quay kỹ thuật số, các nhà làm phim trẻ mong muốn nói lên khát vọng vươn lên trong cuộc sống của những người dân Việt Nam bình dị.

Một cảnh trong phim "Những đứa trẻ trong sương."
Một cảnh trong phim "Những đứa trẻ trong sương."


Tại buổi gặp mặt, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã đánh giá những bộ phim tài liệu của các tác giả trẻ Việt Nam được trình chiếu trong khuôn khổ chương trình lần này, như những thí dụ điển hình cho sự phát triển của dòng phim thực tế tại Việt Nam trong xu hướng điện ảnh tài liệu đương đại thế giới.

Đặc biệt, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam và Pháp và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược, các bộ phim được công chiếu lần này góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quảng bá văn hóa Việt Nam, để công chúng Pháp và bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam trong qua những lăng kính của các nhà làm phim.

Được thành lập vào năm 1978 bởi đạo diễn người Pháp Jean Rouch, trại sáng tác phim Varan là chương trình nhằm đào tạo các nhà làm phim trên toàn thế giới. Năm 2004, trại sáng tác phim Varan được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội, dưới sự dẫn dắt của đạo diễn André Van In. Và kể từ đó đến nay, chương trình đã lan rộng và thu hút được nhiều tác giả trẻ tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Trại sáng tác phim Varan nhằm mục đích khuyến khích các đạo diễn, nhà làm phim trẻ tìm hiểu về sự phát triển của xã hội, cũng như đóng góp vào nâng cao tiếng nói cho những cá nhân yếu thế trong guồng quay của sự chuyển biến ấy.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.