Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phim tài liệu “Ranh giới”: Cuộc chiến chống COVID-19 khốc liệt, ám ảnh và xúc động

Nguyệt Anh (T/h) - 10:29, 10/09/2021

Ngay sau khi Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng bộ phim tài liệu đặc biệt “Ranh giới” trên kênh VTV1 vào tối ngày 8/9, khán giả đã gửi hàng nghìn bình luận chia sẻ cảm xúc của mình với bộ phim quá xúc động và ám ảnh này. Bộ phim đã tạo nên một cơn sốt trên cộng đồng mạng với hàng vạn lượt share, được lan truyền với tốc độ “chóng mặt”.

Những hình ảnh trong phim tài liệu 'Ranh giới' gây xúc động đặc biệt cho người xem.
Những hình ảnh trong phim tài liệu 'Ranh giới' gây xúc động đặc biệt cho người xem.

Không có lời bình, chỉ có ngôn ngữ hình ảnh nhưng trong suốt 50 phút của bộ phim tài liệu “Ranh giới”, người xem khó rời màn hình. Bằng những thước phim chân thực, sống động, những người làm phim đưa khán giả đến với một trong những nơi đặc biệt nhất của tâm dịch tại TP. Hồ Chí Minh - Bệnh viện Hùng Vương, nơi điều trị hàng trăm sản phụ nhiễm COVID-19.

Ngay sau khi bộ phim tài liệu đặc biệt “Ranh giới” phát sóng, ngày 9/9/2021, thay mặt ngành Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã gửi Thư cảm ơn Đài Truyền hình Việt Nam, ê-kíp thực hiện bộ phim tài liệu này.

Sự căng thẳng bởi dịch bệnh, những khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn nhân lực trong cuộc chiến chống COVID-19 dù đã được nói đến rất nhiều, nhưng với “Ranh giới”, người xem cảm nhận được tận cùng những tàn khốc, những nỗ lực và cả những bất lực, những mất mát, khổ đau do dịch bệnh gây nên. Đó không chỉ là hình ảnh những y bác sĩ quay cuồng cùng công việc, thậm chí có lúc cáu gắt, bất lực vì thiếu phương tiện, thiếu nhân lực, mệt nhoài vạ vật từ hành lang đến nền nhà nghỉ lấy sức và nhiều khoảnh khắc rất đắt giá khác.

Đã có những cảnh quay, khán giả được chứng kiến ánh mắt lấp lánh của nữ bác sĩ vừa cấp cứu thành công một sản phụ trong phút giây nguy kịch, nhưng cũng có những cảnh quay ám ảnh khi cả kíp cấp cứu bước ra khỏi phòng, im lặng, tản mát mỗi người một góc, có người nén được nước mắt, có người bật khóc, sau một ca cấp cứu không thành…

Căng thẳng, hồi hộp, ám ảnh và có cả những khoảnh khắc nhạt nhòa nước mắt…, “Ranh giới” mang đến nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng trên hết, đó là sự cảm phục, ngưỡng mộ, sự rung động, tha thiết tri ân khó nói hết bằng lời đối với đối với đội ngũ y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch và nói như chính nhân vật nữ bác sĩ đang điều trị cho các sản phụ trong phim là "để thấy cuộc sống này quý giá, thấy mình cần sống dũng cảm hơn, tử tế hơn".

Hình ảnh trong phim "Ranh giới" - Các bác sĩ tranh thủ nghỉ ngơi sau những ca trực mệt nhoài (Ảnh: VTV)
Hình ảnh trong phim "Ranh giới" - Các bác sĩ tranh thủ nghỉ ngơi sau những ca trực mệt nhoài (Ảnh: VTV)

Theo Đài Truyền hình Việt Nam, “Ranh giới” được đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cùng với 4 đồng nghiệp khác của Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự (Đài Truyền hình Việt Nam) triển khai thực hiện trong chuyến công tác vào TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7/2021. Nhóm đạo diễn, quay phim, biên tập viên chia làm hai ê kíp sản xuất, một nhóm vào tác nghiệp tại các bệnh viện dã chiến, thực hiện phóng sự. Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư và quay phim Viết Phong vào khu K1 - Bệnh viện Hùng Vương. Đây là nơi được chuyển đổi thành khu điều trị cho các sản phụ bị nhiễm COVID-19 lớn nhất thành phố với quy mô 120 giường bệnh.

Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cũng cho biết, anh quyết định làm phim tài liệu về các thai phụ nhiễm COVID-19 với ý nghĩ cuộc sống giống như một vòng tròn luân hồi, dịch bệnh đã cướp đi rất nhiều sinh mạng nhưng bên cạnh đấy vẫn có những em bé được chào đời. 21 ngày trong bệnh viện, chứng kiến ranh giới quá mong manh giữa sự sống và cái chết, anh quyết định đặt tên phim là “Ranh giới”.

''Trong phim “Ranh giới”, các nhân vật đều đồng ý để ekip quay rõ mặt, vì họ muốn truyền tải đến khán giả tất cả những khốc liệt nhất của Covid-19. Thông qua câu chuyện của mình nếu mọi người xem sẽ thấy 90% nhân vật là bệnh nhân nặng, bất động, không nói được…, ê-kíp sẽ không quay thẳng mặt mà quay xa, quay qua vai... Với những nhân vật xuất hiện thẳng, rõ mặt đều là những nhân vật còn nói chuyện được," Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cho biết.

Cũng trong khoảng thời gian này, anh nảy ý tưởng làm phim tài liệu “Ngày con chào đời” - phim tài liệu về các em bé cất tiếng khóc chào đời nơi tâm dịch, mẹ bị nhiễm COVID-19… Dự kiến, "Ngày con chào đời" cũng sẽ được phát sóng trong khung giờ VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 22/9.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.