Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành toàn bộ các nội dung theo chương trình đề ra

PV - 20:00, 22/02/2024

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ 5 nội dung đề ra trong chương trình Phiên họp thứ 30.

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp - Ảnh: VGP/ĐH
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp - Ảnh: VGP/ĐH

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ 5 nội dung theo chương trình đề ra. Cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; xem xét và nhất trí thông qua việc ban hành Nghị quyết giao bổ sung số lượng cơ cấu ngạch kiểm toán viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1/2024 (trong đó có cả công tác dân nguyện của tháng 12/2023); cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 5 của Quốc hội khóa XV.

Về tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đồng tình, đánh giá cao việc tổ chức kỳ họp, cho rằng kỳ họp này được tổ chức là rất là cấp thiết.

Quá trình đề ra chủ trương, triệu tập kỳ họp, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện và biểu quyết thông qua các dự án luật và các dự thảo nghị quyết đều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, bám sát sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến kỳ họp bất thường và kỳ họp đã diễn ra thành công tốt đẹp, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và chất lượng trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước để kiến tạo, phát triển, tháo gỡ những điểm nghẽn, những khó khăn, vướng mắc trước mắt. Đồng thời tạo điều kiện cho một môi trường pháp luật, môi trường đầu tư kinh doanh lâu dài, căn cơ. 

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ 5 nội dung đề ra - Ảnh: VGP/ĐH
Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ 5 nội dung đề ra - Ảnh: VGP/ĐH

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý phải rút kinh nghiệm đối với những nội dung thường xuyên, định kỳ, nhất là về tài chính và ngân sách, các cơ quan cần phải có chủ động hơn, phải tăng cường phối hợp tốt hơn để không cần thiết phải trình qua những kỳ họp bất thường.

Rút kinh nghiệm từ kỳ họp bất thường nêu trên để chuẩn bị tốt cho Kỳ họp thứ 7 tới của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải tăng cường hơn nữa về kỷ luật thời hạn gửi tài liệu; đồng thời, nhấn mạnh trách nhiệm của cả các cơ quan Quốc hội phải tăng cường đôn đốc, phối hợp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị ngay sau phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát hành sớm các thông báo kết luận; đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng tích cực chuẩn bị cho các phiên họp thường kỳ và phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật trong tháng 3 tới.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.