Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phía sau câu chuyện thiếu mỏ nguyên liệu xây dựng ở các huyện vùng cao Nghệ An

An Yên - 15:11, 07/08/2024

Thiếu mỏ cát, đá… xây dựng, đặc biệt là mỏ đất - nguyên liệu phục vụ san lấp nền đang là những trở ngại trong việc thực hiện đầu tư xây dựng ở các huyện miền núi Nghệ An, khiến nhiều công trình chậm tiến độ hoặc nguy cơ “đổ bể”. Dẫu vậy thì việc thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư các điểm mỏ cũng không dễ dàng.

Công trình Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nga My (Tương Dương), được xây dựng tại bản Văng Môn nguy cơ chậm tiến độ do thiếu đất san lấp nền
Công trình Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nga My (Tương Dương), được xây dựng tại bản Văng Môn nguy cơ chậm tiến độ do thiếu đất san lấp nền

Nhìn từ một dự án

Theo kế hoạch dự kiến, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nga My (Tương Dương), được xây dựng tại bản Văng Môn, sẽ được hoàn thiện để đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy, học tập trước thềm năm học mới 2024-2025.

Hiện tại, ngôi trường đã hoàn thiện xong phần thô như: trát, lợp mái… nhưng nhà để phục vụ việc dạy và học nhiều khả năng trễ hẹn, không hoàn thành theo dự kiến ban đầu, vì không có đất san lấp mặt bằng sân nền. Riêng chỗ ở bán trú cho học sinh, thì xác định tận dụng lại các nhà của điểm trường cũ kế bên.

Quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, khu đất của trường thấp hơn nhiều so với mặt cốt của đường quốc lộ 48C chạy ngang phía trước nên cần phải có một lượng lớn đất san lấp phục vụ công trình, khoảng 9.000 mét khối.

Bà Vi Thị Mùi, Phó Chủ tịch UBND xã Nga My thông tin: Đây là công trình thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, địa phương đang rất muốn đẩy nhanh tiến độ công trình để phục vụ nhu cầu dạy và học nhưng rất khó khăn để tìm nguồn đất san lấp mặt bằng.

Dự án kè sông Nậm Mộ ở huyện Kỳ Sơn
Dự án kè sông Nậm Mộ ở huyện Kỳ Sơn

Theo tính toán của huyện Tương Dương, nếu mua nguyên liệu (đất) ở các huyện dưới xuôi (Đô Lương) chở lên thì giá rất cao. Tại mỏ đất ở huyện Đô Lương, báo giá đất san lấp đổ đến chân công trình sẽ chi phí khoảng 303.000 đồng/mét khối. Như vậy, nếu mua đất san lấp từ huyện Đô Lương, dự án Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nga My phát sinh đến hơn 2,73 tỷ đồng…Vì lí do này, dự án đã vận dụng đất thừa từ các hộ dân cải tạo vườn để lấy đất đắp nền, nhưng bị “tuýt còi”, vì vướng luật khoáng sản.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, ở các huyện vùng cao Quế Phong, Kỳ Sơn…, câu chuyện thiếu mỏ cát, mỏ đất… phục vụ nhu cầu xây dựng và san lấp mặt bằng đang là nỗi trăn trở của không chỉ cấp ủy, chính quyền địa phương; mà còn là nỗi lo của các đơn vị thi công. 

Trưởng Ban Quản lý dự án huyện Kỳ Sơn Nguyễn Văn Long xác nhận: Thiếu mỏ cát, đất… khiến cho việc đầu tư, xây dựng các công trình cơ bản gặp những khó khăn nhất định. Ngay như cát xây dựng, phải vận chuyển từ huyện Anh Sơn, với khoảng cách khoảng 80km. Đó là đến trung tâm huyện, còn đi các xã, cũng phải mất thêm quãng đường chừng đó. Do đó, chi phí đội lên rất nhiều. Dù dự toán đã được điều chỉnh, nhưng vẫn không thể theo được thực tế, dẫn đến nhiều đơn vị thi công có trụ sở ngoài huyện "bỏ chạy" vì không ôm nổi.

Công trình xây dựng nhà văn hóa ở xã Châu Hội (Quỳ Châu) có cốt nền thấp hơn Quốc lộ 48, đang cần nguồn đất đắp san nền
Công trình xây dựng nhà văn hóa ở xã Châu Hội (Quỳ Châu) có cốt nền thấp hơn Quốc lộ 48, đang cần nguồn đất đắp san nền

“Điểm nghẽn” trong xây dựng?

Để sớm gỡ khó cho tình trạng thiếu cát, đá, đất nguyên liệu… phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn các huyện vùng cao Nghệ An, các huyện đã đề xuất, kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền.

Theo ông Nguyễn Hữu Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, huyện đã có quy hoạch một mỏ đất tại thị trấn Thạch Giám, với mục tiêu từ đây sẽ cung ứng đất san lấp cho các dự án trên địa bàn. Nhưng khó kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư. Lý do là nhu cầu sử dụng đất san lấp ở vùng miền núi không nhiều, địa bàn vùng miền núi lại rộng… doanh nghiệp sợ đầu tư sẽ không có lãi hoặc thua lỗ.

Ông Hiến cho rằng: Vấn đề này đã được huyện bàn thảo rất nhiều lần, tại nhiều cuộc họp. Theo ông Hiến, cần điều chỉnh luật khoáng sản, có nghĩa là được phép vận dụng nguồn đất, tính khối lượng và nộp thuế để giải quyết vấn đề trước mắt. Chỉ khi Luật Khoáng sản được sửa đổi, phù hợp tình hình thực tế, thì mới mong khó khăn này được tháo gỡ. Còn nếu không thì sẽ là "điểm nghẽn" trong phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện vùng cao...

Thông tin về thiếu các mỏ cát, đá, đất nguyên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng cũng đã được Bí thư Huyện ủy Quế Phong Trương Minh Cương đề cập tại Kỳ họp thứ 21, khóa XVIII, HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021-2025
Thông tin về thiếu các mỏ cát, đá, đất nguyên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng cũng đã được Bí thư Huyện ủy Quế Phong Trương Minh Cương đề cập tại Kỳ họp thứ 21, khóa XVIII, HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021-2025

Thông tin về thiếu các mỏ cát, đá, đất..nguyên liệu phục vụ nhu cầu xây dựng cũng đã được ông Trương Minh Cương, Bí thư Huyện ủy Quế Phong đề cập tại Kỳ họp thứ 21, khóa XVIII, HĐND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021-2025. Ông Cương đề nghị: Cần sớm bổ sung các điểm mỏ khai thác cát trên địa bàn huyện, vì tình trạng thiếu vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án đầu tư, các công trình hạ tầng. Bởi, chi phí vận chuyển từ huyện khác đến, có nơi cách xa chừng 60-70km là rất đắt.

Cũng tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa XVIII diễn ra vào đầu tháng 7 vừa qua, bà  Võ Thị Minh Sinh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ tỉnh Nghệ An đã nêu vấn đề: Thực trạng thiếu cát xây dựng, thiếu đất san lấp, khó khăn trong quản lý khoáng sản phân tán, rải rác, nhỏ lẻ… đang là thực tế xảy ra nhiều năm ở các huyện vùng núi; nhất là đối với việc thực hiện các công trình, dự án hạ tầng cơ sở thuộc các Chương trình MTQG ở các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương... Đây cũng chính là một “điểm nghẽn” trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội cần được giải quyết sớm.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.