Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển thủy sản ở Yên Bái: Từ chủ trương tìm đầu ra cho sản phẩm

PV - 15:36, 06/11/2018

Là tỉnh miền núi nhưng Yên Bái có nhiều diện tích mặt nước sông, hồ, có lợi thế trong nuôi trồng thủy sản. Bình quân mỗi năm, sản lượng khai thác, đánh bắt thủy hải sản của người dân trên địa bàn đạt gần 8.500 tấn, mang lại giá trị trên 255 tỷ đồng. Kết quả này là nhờ tỉnh có những chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó quan tâm đến đầu ra sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân phát triển loại hình này.

Phát triển thủy sản ở Yên Bái Chăn nuôi thủy sản giúp người nông dân nâng cao thu nhập từng bước vươn lên làm giàu.

Trước đây, gia đình anh Đoàn Văn Duyên, ở xã Hán Đà, huyện Yên Bình, chủ yếu tập trung sản xuất lúa. Tuy nhiên, do giá lúa thấp và sản xuất nhỏ lẻ, chưa tạo thành hàng hóa nên thu nhập chẳng được là bao. Những năm gần đây, anh Duyên mạnh dạn mua vật liệu phát triển chăn nuôi cá lồng. Nhờ tuân thủ kỹ thuật nuôi, phòng chống dịch bệnh nên cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

“Hiện nay, nhà tôi có 17 lồng, mỗi năm trừ chi phí, gia đình cũng thu về bình quân 200 triệu đồng. Nuôi cá không vất vả, chỉ cần lo nguồn nước bảo đảm, chú ý dịch bệnh cho cá thì sẽ có thu hoạch”, anh Duyên chia sẻ.

Còn bà Phùng Thúy Hồng, cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Yên Bình cho biết: Huyện Yên Bình có lợi thế về diện tích mặt nước từ hồ thủy điện Thác Bà. Nhiều năm nay, bà con cũng đã phát triển nuôi cá lồng, tuy nhiên, diện tích chưa được nhiều và chưa thành hàng hóa. Để phát triển ngành thủy sản, huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển trên hồ Thác Bà, tập trung vào quy hoạch diện tích mặt nước để nuôi cá quây lưới tại các eo ngách.

Đồng thời, tăng cường hỗ trợ các hộ dân, nhóm hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển đổi từ lồng tre hóp sang đóng mới lồng nuôi cá bằng các vật dụng kiên cố, nâng cao độ bền, thể tích chăn nuôi. Mục tiêu đến năm 2020, có trên 450 lồng có thể tích trên 100 m3, năng suất 2 tấn/lồng.

“Chỉ tính riêng trong 2 năm (2016 và 2017), huyện Yên Bình đã hỗ trợ đóng mới 623 lồng nuôi cá; hỗ trợ nuôi cá quây lưới cho 36 cơ sở, với tổng diện tích gần 200ha; hỗ trợ một lần cho hộ gia đình cải tạo ruộng kém hiệu quả chuyển sang đào ao nuôi cá, tổng diện tích gần 3ha. Phấn đấu đến năm 2020, sản lượng thủy sản của toàn huyện sẽ đạt đạt trên 6.000 tấn”, bà Hồng nhấn mạnh.

Theo thống kê ngành Nông nghiệp, năm 2017, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Yên Bái đạt 2.500ha, với trên 800 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thủy sản. Trong đó, có 270 cơ sở nuôi cá lồng tập trung chủ yếu ở các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Văn Chấn…Tổng sản lượng thủy sản đạt gần 9.000 tấn. Hiện tại, toàn tỉnh có 32.000ha mặt nước, trong đó có 21.000ha có đủ điều kiện để phát triển kinh tế thủy sản.

Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển nuôi trồng thủy sản, tăng cường khuyến ngư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản phẩm thủy sản có chất lượng cao, các hộ dân tận dụng ao hồ, đập, ruộng, các công trình thủy điện, thủy lợi, mặt nước trên sông, suối để nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, tăng cường phối hợp tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người dân… Nhờ đó, diện tích nuôi trồng thủy sản không ngừng được mở rộng, nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Ông Hoàng Ngọc Đại, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Yên Bái cho biết: Hàng năm, tỉnh Yên Bái đã quan tâm đầu tư phát triển trong lĩnh vực thủy sản, nhiều cơ chế chính sách được ban hành như hỗ trợ về giống, hạ tầng, tín dụng qua hệ thống ngân hàng, cho thuê mặt nước để người dân, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản. Các mặt hàng thủy sản sản xuất từ các cơ sở sản xuất của tỉnh đã đáp ứng đủ về số lượng, theo tiêu chuẩn VietGAP tốt về chất lượng, bởi với gần 9.0000 tấn thủy sản đánh bắt và khai thác hàng năm đã đáp ứng tương đối đầy đủ cho thị trường.

“Đặc biệt, chúng tôi chú trọng đến khâu đầu ra cho sản phẩm, từng bước thiết lập được các kênh tiêu thụ đến các thị trường lớn; xây dựng được các hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngành Nông nghiệp của tỉnh đã làm việc với các doanh nghiệp, các tập đoàn, siêu thị bán lẻ ở các thành phố lớn để có thể ổn định đầu ra cho bà con. Chính vì vậy, lượng cá thành phẩm của nông dân ngoài tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh thì đều được các doanh nghiệp thu mua hết với giá ổn định”, ông Đại phấn khởi thông tin.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.