Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Phước: Những bước đi tự tin

PV - 16:10, 04/05/2018

Sau gần hai năm tập trung ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, đến nay ngành Nông nghiệp ở tỉnh Bình Phước đã có nhiều khởi sắc, đạt được những kết quả khả quan.

Đẩy mạnh phát triển nhà màng

Bình Phước có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm mô hình nuôi gà công nghệ cao tại Công ty cổ phần Hùng Nhơn. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm mô hình nuôi gà công nghệ cao tại Công ty cổ phần Hùng Nhơn.

 

Ở lĩnh vực trồng trọt, địa phương đã từng bước hoàn thành và đưa vào hoạt động phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật bằng các phương pháp Invitro để phục vụ cho công tác bảo tồn nguồn gen quý hiếm của địa phương; nhân giống thành công các loại cây trồng chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiến hành 6.000m2 nhà màng để phục vụ cho công tác thử nghiệm và hoàn thiện các quy trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua đó chuyển giao giống, khoa học kỹ thuật, công nghệ cho nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao đã trồng thử nghiệm thành công 2.000m2 các giống hoa lan nhiệt đới trong nhà lưới được du nhập và tuyển chọn trên trên địa bàn.

HTX nông nghiệp Nguyên Khang Gaden, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. HTX nông nghiệp Nguyên Khang Gaden, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước là một trong những đơn vị thực hiện hiệu quả trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

 

Ông Hoàng Phú Hội, Giám đốc HTX nông nghiệp Nguyên Khang Gaden, xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài cho biết, được sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp đến nay HTX đã xây dựng và hoàn chỉnh quy trình trồng dưa lưới trong giá thể với quy mô 1.000m2, thời gian trồng đến khi thu hoạch là 70 ngày, năng suất đạt 3,5 tấn, thu nhập khoảng 140 triệu đồng/vụ. Đồng thời, xây dựng quy trình trồng rau thủy canh quy mô 1.000m2, năng suất đạt 1,5 tấn/vụ/tháng, thu nhập bình quân khoảng 100 triệu đồng/vụ và mô hình này hiện đã được chuyển giao cho một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh áp dụng. Cụ thể, HTX đã liên kết sản xuất để tạo ra sản phẩm với diện tích khoảng 45.000m2 dưa lưới và 17.000m2 trồng rau thủy canh tại thị xã Đồng Xoài và huyện Phú Riềng...

Mô hình chăn nuôi chuồng kín được nhân rộng

Đối với lĩnh vực chăn nuôi theo mô hình trang trại kín, hiện nay toàn tỉnh Bình Phước có 92/299 trang trại, trong đó 56/217 trang trại chăn nuôi heo có hệ thống làm lạnh (chuồng kín), tự điều chỉnh nhiệt độ, sử dụng máng ăn bằng Silo và hệ thống nước uống tự động vào mỗi dãy chuồng nuôi, quy mô chuồng nuôi từ 1.000-12.000 con; 36/82 trang trại chăn nuôi gia cầm có hệ thống làm lạnh (chuồng kín), tự điều chỉnh nhiệt độ, 100% trang trại có hệ thống nước uống tự động. Trong 36 trang trại chăn nuôi có sử dụng hệ thống thức ăn (Silo) thì tự động có 4 trang trại và 32 trang trại theo mô hình bán tự động với quy mô chăn nuôi từ 16.000- 400.000 con.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Phước cũng đã triển khai thực hiện mô hình cải tạo chất lượng đàn bò bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ. Hiện đã triển khai trên 100 con bò mẹ bằng hình thức sử dụng tinh bò ngoại nhập để thụ tinh nhân tạo, bò cái được thụ tinh đẻ 100%, bê con sinh ra khỏe mạnh, trọng lượng trung bình 23 kg/con, tỷ lệ sống của bê 6 tháng tuổi 100%. Phần lớn các HTX, doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn cơ bản đã từng bước ứng dụng khoa học công nghệ cao trong chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm. Tỷ lệ sử dụng hệ thống chuồng kín, công nghệ lạnh, tự động, bán tự động ngày càng tăng.

Có thể nói, việc phát triển ứng dụng công nghệ cao nhằm ứng dụng kịp thời khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh trên địa bàn Bình Phước, từ đó đảm bảo sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của tỉnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

THANH LIÊM

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.