Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS ở nghệ an: Những mô hình mở ra nhiều kỳ vọng

PV - 14:29, 29/01/2018

Ngoài chức năng theo dõi, tổng hợp, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành, chỉ đạo nhiều kế hoạch, quyết định, báo cáo… liên quan đến chính sách dân tộc.

Trong thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã chủ động tiến hành nghiên cứu, xây dựng các đề án, đặc biệt là đề án hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào các DTTS nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng di dân, định canh định cư để trình UBND tỉnh cho chủ trương, phê duyệt. Bước đầu, Ban đã thực hiện một số mô hình hiệu quả, cho kết quả khả quan.

Lãnh đạo Ban Dân tộc Nghệ An đi thăm mô hình trồng cây táo mèo ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Lãnh đạo Ban Dân tộc Nghệ An đi thăm mô hình trồng cây táo mèo ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

 

Năm 2015, thực hiện Quyết định của UBND tỉnh về Đề án thí điểm “Trồng cây táo mèo ở vùng đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Nghệ An”, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã thành lập đoàn công tác đi thăm mô hình trồng cây táo mèo tại huyện Bắc Yên (Sơn La). Tại đây, Ban đã tiến hành mua 3000 cây giống táo mèo để về cung cấp cho các hộ chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông ở các xã, bản thuộc huyện vùng cao: Bản Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (0,5ha); bản Chà Lâng, xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương (1ha) và xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (6ha).

Theo đó, để giúp đồng bào yên tâm hơn trong việc triển khai mô hình, ngoài việc cung cấp cây giống, Ban Dân tộc còn cung cấp phân bón, hỗ trợ công chăm sóc và thường xuyên cử cán bộ lên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con… Kết quả sau hai năm triển khai, toàn bộ diện tích cây Táo mèo đã phát triển xanh tốt (cây táo mèo trồng năm 2015 đã cao khoảng 2-3m; cây trồng năm 2017 cao khoảng 0,8m-1,5m). Với mức độ phát triển nhanh như vậy, dự tính chỉ trong khoảng ba năm nữa, mô hình 7,5ha cây táo mèo sẽ cho quả, giúp đồng bào có thêm thu nhập.

Nối tiếp sự thành công từ mô hình trồng cây táo mèo, bước sang năm 2016, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An tiếp tục nghiên cứu giống cây bời lời đỏ-một loại cây thân to, sống lâu năm; sản phẩm thu hoạch chủ yếu là vỏ, thân cây (dùng trong công nghiệp chế biến giấy); lá cây xay ra dùng làm bột hương, chế biến thuốc; nhựa cây dùng làm keo dán… cho giá trị thu nhập cao.

Theo đó, được sự phê duyệt của UBND tỉnh, Ban Dân tộc đã triển khai Đề án “Xây dựng mô hình thí điểm trồng cây bời lời đỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” với tổng kinh phí 180 triệu đồng để thực hiện mô hình 5,5ha tại xã Mậu Đức, huyện Con Cuông. Kết quả sau hơn 1 năm trồng thử nghiệm, cây bời lời đỏ được đánh giá phù hợp với điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, thời tiết và phong tục tập quán sản xuất của người dân địa phương. Hiện, cây phát triển tốt, mức sinh trưởng sinh học hợp lý. Theo kế hoạch sau 4 năm, cây cho thu hoạch, Ban Dân tộc sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả Đề án; đồng thời, tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình ra khắp địa bàn vùng miền núi.

Thêm một đề án hỗ trợ phát triển kinh tế khác cho đồng bào các DTTS mà Ban Dân tộc đã thực hiện hiệu quả và có ý nghĩa trong thời gian qua, đó là Đề án “Hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi bò hàng hóa cho các hộ DTTS nghèo di dân, định canh định cư trên địa bàn miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020”.

Tháng 7/2017, Ban Dân tộc tiến hành trao 32 con bò giống cho 32 hộ đồng bào nghèo ở bản tái định cư Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Tháng 7/2017, Ban Dân tộc tiến hành trao 32 con bò giống cho 32 hộ đồng bào nghèo ở bản tái định cư Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông.

 

Theo đó, trong hai năm 2016 và 2017, với tổng nguồn vốn được UBND tỉnh cấp (2 tỷ đồng), Ban Dân tộc đã giao cho chính quyền cấp cơ sở tiến hành bình xét, lựa chọn đúng đối tượng là các hộ nghèo ở những bản đặc biệt khó khăn để trao 124 con bò giống. Đến nay, số bò mà Ban Dân tộc đã cấp được người dân hài lòng và đánh giá cao: Khỏe mạnh, phát triển tốt; nhiều con đã trưởng thành, đang trong thời kỳ sinh đẻ.

Được biết, hiện nay, Đề án “Hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi bò hàng hóa cho các hộ DTTS nghèo di dân, định canh định cư trên địa bàn miền Tây tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020” vẫn đang được UBND tỉnh cung cấp ngân sách thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, Ban Dân tộc đang có kế hoạch đề xuất lên Ủy Ban Dân tộc cho tổ chức lồng ghép nguồn vốn; đồng thời, ra sức kêu gọi, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ quan bộ, ngành, tổ chức xã hội với mong muốn có thêm kinh phí để xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế hơn nữa cho đồng bào các DTTS.

Chưa dừng lại đó, có thể nói, năm 2018 là năm đầy hứa hẹn đối với Đề án phát triển cây Tràm Úc mà Ban Dân tộc đã rất tâm huyết, dày công nghiên cứu, khảo sát trong năm 2017. Hy vọng rằng, với Quyết định số 4970/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 đã được UBND tỉnh phê duyệt “Xây dựng mô hình trồng cây Tràm Úc để lấy tinh dầu và mô hình chưng cất tinh dầu tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”, trong thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ thực hiện hiệu quả như mong đợi; góp phần mở ra tương lai, hướng đi mới giúp đồng bào các DTTS ngày càng có thêm thu nhập, phát triển kinh tế bền vững.

VÂN ANH

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.