Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển Du lịch thông minh: Còn nhiều thách thức (Bài 2)

Hồng Phúc - 06:05, 01/11/2022

Mặc dù sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch thông minh (DLTM), tuy nhiên trên thực tế, loại hình du lịch này mới chỉ xuất hiện như vài điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Thác Xao La (huyện Quế Phong) là điểm đến thu hút khách du lịch ở Nghệ An. Ảnh internet
Thác Xao La (huyện Quế Phong) là điểm đến thu hút khách du lịch ở Nghệ An. Ảnh internet

Ở “phố” mới có du lịch thông minh

Sở Du lịch Nghệ An vừa trình làng và đưa vào sử dụng Cổng thông tin du lịch thông minh visitnghean.com tháng 5 vừa qua. Sản phẩm công nghệ mới này hướng tới chuyển đổi số, trong hoạt động du lịch, phù hợp với thói quen sử dụng thiết bị di động hiện nay. Chỉ cần điện thoại, máy tính bảng, du khách có thể truy cập, quan sát và trải nghiệm được hình ảnh các điểm đến như Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn), phố biển Cửa Lò, hay các Homestay và Farmstay ở huyện Con Cuông, Tương Dương và Quế Phong…

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ hiện đại từ trí tuệ nhân tạo, tham quan 3D, thực tế ảo VR, cũng giúp du khách hoạch định lịch trình, đặt phòng nhanh chóng, định vị điểm đến và dẫn đường thông minh qua bản đồ tương tác hay các tin tức về dịch vụ lưu trú, điểm đến, các đơn vị lữ hành... Đây được xem là giải pháp "giữ lửa" cho ngành du lịch và nuôi dưỡng cảm xúc, tình cảm của du khách đối với các điểm đến, sẵn sàng cho cơ hội trở lại.

Việc số hoá, đã giúp ngành Văn hóa và Thể thao Nghệ An chuyển tải được 70.500 trang tư liệu liên quan các di tích trên địa bàn. Đây là những dữ liệu số, giúp du khách dễ dàng tra cứu những điểm du lịch tâm linh, danh lam thắng cảnh của Nghệ An, một cách thuận lợi và đơn giản.

Nghệ An là địa phương thứ 4, sau Khánh Hòa, Đà Nẵng, Ninh Bình phối hợp với TikTok Việt Nam, triển khai chiến dịch quảng bá du lịch trên ứng dụng TikTok. Hiện tại trang TikTok quảng bá du lịch Nghệ An, đã khởi động chiến dịch quảng bá với hàng chục video clip được đông đảo người xem tương tác và yêu thích. Đặc biệt, có những clip đã thu hút được trên 300 ngàn lượt xem.

Giống Nghệ An, trên bản đồ du lịch Việt Nam, rất nhiều thành phố đã và đang triển khai, phát triển du lịch thông minh như: Ninh Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận,… Đây là một tín hiệu đáng mừng khi du lịch Việt chuyển mình mạnh mẽ, cập nhật xu hướng trong thời đại công nghệ như hiện nay. 

Thế nhưng, thực tế là du lịch thông minh mới chỉ đang manh nha ở “phố” - các thành phố lớn ở những bước đầu tiên, chứ chưa xuất hiện ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi, nơi mà tiềm năng du lịch được ví như "mỏ vàng" của Việt Nam.

hát triển du lịch thông minh tại Việt Nam: Còn nhiều gian nan 1
Hầu hết DLTM đều đang phát triển ở các thành phố lớn, ảnh minh hoạ

 Theo TS Lê Quang Đăng (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch), mặc dù hiện nay, đã có rất nhiều văn bản pháp quy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, với phát triển kinh tế-xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng, nhưng lại thiếu văn bản cụ thể quy định hay hướng dẫn triển khai phát triển du lịch thông minh; thiếu mô hình du lịch thông minh bảo đảm tính hiệu quả. Từ đó, dẫn đến tình trạng khi thực hiện phát triển du lịch thông minh, các địa phương còn lúng túng và bộc lộ không ít bất cập.

Đa phần, mỗi địa phương chỉ sở hữu một website quảng bá về du lịch với nội dung sơ sài, chưa phong phú và hấp dẫn đối với du khách. Các hoạt động khác để xúc tiến, triển khai du lịch thông minh vẫn còn rất thưa thớt.

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp

Với du lịch thông minh, khách hàng tiềm năng lớn, nhưng thị trường du lịch trực tuyến tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Do đặc điểm doanh nghiệp du lịch Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng tài chính chi trả cho đầu tư ứng dụng công nghệ không cao.

Các công ty lữ hành online thương hiệu toàn cầu như Agoda.com, Booking.com, Traveloka.com, Expedia.com đang độc chiếm thị trường với khoảng 80% thị phần. Trong khi đó, chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh du lịch trực tuyến như Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, vntrip.vn… DLTM là “thị trường màu mỡ” cho các đơn vị kinh doanh du lịch Việt Nam nhưng chưa được khai thác triệt để.

hát triển du lịch thông minh tại Việt Nam: Còn nhiều gian nan 2
Du khách quốc tế trải nghiệm một ngày làm nông dân tại làng rau Trà Quế - Hội An

Hạ tầng cơ sở cũng đang là vấn đề bất cập. Hạ tầng công nghệ thông tin (mạng lưới viễn thông, trang thiết bị hiện đại đi kèm) ở các địa phương không đồng đều, chênh lệch rõ rệt giữa khu vực đô thị với các vùng nông thôn, khu vực miền núi… rất khó để phát triển du lịch thông minh hay xây dựng các sản phẩm có yếu tố công nghệ cao.

Khó khăn nữa là về nguồn nhân lực. Muốn phát triển du lịch thông minh, phải có nguồn nhân lực thông minh. Tuy nhiên, các trường đào tạo du lịch hiện nay vẫn thiên về cách dạy truyền thống, khả năng thích ứng công nghệ còn chậm. Để nhân sự đáp ứng tốt mảng công nghệ trong du lịch, công ty thường phải bỏ chi phí, thời gian đào tạo lại từ đầu.

Nói tới DLTM không phải chỉ đề cập tới yếu tố riêng lẻ nào, mà cần phải xây dựng và phát triển đồng bộ. TS Đào Thị Thu Hằng, Trường Đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, nếu có công nghệ thông minh, doanh nghiệp thông minh và điểm đến cũng đáp ứng những tiện ích, gia tăng giá trị trải nghiệm để được gọi là điểm đến thông minh, nhưng lại không có kết nối tương tác, đổi mới tức thời của du khách thông minh, thì cũng không thể có du lịch thông minh đúng nghĩa.

Về phía doanh nghiệp kinh doanh du lịch, để hướng tới du lịch thông minh, cần đầu tư để có các thiết bị thu thập, chia sẻ dữ liệu, chia sẻ tài nguyên tức thời. Chẳng hạn, doanh nghiệp trang bị những hệ thống cảm biến để thu thập thông tin về thời tiết, nhằm có phương án phục vụ du khách một cách phù hợp nhất, hoặc tiếp nhận kịp thời thông tin từ các mạng xã hội.

Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần hoàn thiện thể chế chính sách cho phát triển DLTM, cũng như đồng bộ chung về DLTM cho các địa phương; có cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ cho ngành Du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch dựa trên nền tảng công nghệ số.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.