Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển đảng viên trong vùng giáo dân ở Hà Tĩnh: Những đảng viên "đầu tàu" ở cơ sở (Bài 2)

Nguyễn Thanh – CTV - 15:21, 10/11/2022

Những năm qua, ở Hà Tĩnh tỷ lệ phát triển đảng viên người công giáo ngày càng tăng. Trong đó, nhiều người đã được tín nhiều bầu giữ những vị trí chủ chốt quan trọng ở địa phương. Thành công này, góp phần lớn vào thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Khẳng định chính sách nhất quán của Đảng ta về tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân.

Sự khởi sắc của làng quê Phú Hưng ngày nay có công lớn của nữ Bí thư Chi bộ Nguyễn Thị Hợi - một đảng viên có đạo (ảnh CTV)
Sự khởi sắc của làng quê Phú Hưng ngày nay có công lớn của nữ Bí thư Chi bộ Nguyễn Thị Hợi - một đảng viên có đạo (ảnh CTV)

Không chỉ là một giáo dân, họ còn là người đảng viên tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động ở thôn xóm. Từ những việc làm, hành động, lời nói của họ, đã góp phần lan tỏa tình đoàn kết lương giáo, để đạo và đời trở nên hòa hợp, để những miền quê giáo xứ ngày càng phát triển.

“Công bộc” của dân

Chị Nguyễn Thị Hợi, Bí thư Chi bộ thôn giáo Phú Hưng, xã Phú Gia, huyện Hương Khê luôn được người dân nhắc đến với lòng mến yêu và cảm phục. 9 năm đứng vào hàng ngũ của Đảng, thì 9 năm chị Hợi được Nhân dân và tổ chức đảng ghi nhận về tinh thần trách nhiệm, luôn trăn trở với sự phát triển của địa phương…. Để rồi, từ một thôn nghèo vùng sâu với 109 hộ dân, 345 nhân khẩu, thôn Phú Hưng hôm nay đã trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới.

Dấu ấn rõ nét của nữ Bí thư chi bộ, là việc phát động và thực hiện phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ, phát triển kinh tế. Điển hình là vận động chị em phát triển 30 mô hình chăn nuôi, hàng chục mô hình làm vườn cho thu nhập khá; đề xuất ý tưởng thành lập tổ hợp tác (THT) sản xuất tinh bột nghệ, bột sắn với hội cấp xã và cấp huyện. Đầu năm 2019, THT Sản xuất tinh bột nghệ, bột sắn ở Phú Hưng ra đời, với sự tham gia của 10 gia đình. THT đã giải quyết việc làm cho 60 lao động nữ trong thôn với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.

Chị Hợi tâm sự: Tôi mong muốn các bạn trẻ, nhất là đồng bào có đạo thấu hiểu hơn về vai trò của người đảng viên. Vào Đảng là để cống hiến, góp phần xây dựng quê hương, đất nước, để có cuộc sống tốt hơn và thực sự có điều kiện tốt hơn để làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của một người công giáo - “sống tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”.

Từ sự lãnh đạo của nữ Bí thư Chi bộ Nguyễn Thị Hợi, thôn Phú Hưng tiếp tục nâng cao các tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu (ảnh CTV)
Từ sự lãnh đạo của nữ Bí thư Chi bộ Nguyễn Thị Hợi, thôn Phú Hưng tiếp tục nâng cao các tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu (ảnh CTV)

Được đoàn thể, tổ chức ghi nhận, Bí thư Nguyễn Thị Hợi như càng có trách nhiệm hơn với công việc. Bởi chị Hợi tâm niệm, luôn đặt ra cho mình những yêu cầu và trách nhiệm cao hơn để xứng đáng là một đảng viên, xứng đáng với sự tin tưởng của tổ chức. Dưới sự lãnh đạo của nữ Bí thư, thôn Phú Hưng đã giữ vững danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu và đang tiếp tục củng cố, nâng cao các tiêu chí khu dân cư NTM kiểu mẫu…

Còn với đảng viên Trương Văn Phú, những tháng ngày lao động, cống hiến, góp phần xây dựng xứ đạo Quèn Đông (xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên) giàu đẹp, bình yên là những khoảnh khắc đáng nhớ và rất đỗi tự hào.

Sau khi ra quân, giáo dân Trương Văn Phú về sinh hoạt tại địa phương. Từ vị trí thôn phó, được dân tín nhiệm bầu giữ các chức vụ khác nhau; đến nay, ông là Chủ tịch ủy ban MTTQ xã Cẩm Lộc.

Ông Phú kể: Tôi thường nói với anh em trong cơ quan rằng, người dân họ không rành các thủ tục hành chính. Mình phải thực sự đặt mình vào vai “công bộc” của Nhân dân như lời Bác dạy thì mới thông suốt công việc, mà quan trọng nhất là phục vụ Nhân dân tốt nhất.

Ông Trương Văn Phú (bìa phải) cùng bà con bàn chuyện xây dựng NTM nâng cao (ảnh CTV)
Ông Trương Văn Phú (bìa phải) cùng bà con bàn chuyện xây dựng NTM nâng cao (ảnh CTV)

Còn nhớ sự cố môi trường biển ở miền Trung năm 2015, hơn 50% số dân xã Cẩm Lộc làm nghề đánh bắt hải sản bị ảnh hưởng. Hồi ấy, ông Phú làm Phó Chủ tịch HĐND xã đã có nhiều đóng góp cùng cả hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động Nhân dân ổn định tư tưởng, tin tưởng, hợp tác để cùng địa phương thực hiện tốt các chính sách đền bù, hỗ trợ của Nhà nước. Và, chính sự bám sát thực tế từng hộ, đánh giá kỹ, tìm hiểu thông tin nhiều chiều để đảm bảo việc kê khai thực sự chính xác, công bằng, khách quan nên việc chi trả đền bù 3,7 tỷ đồng cho 1.200 lao động mà không hề xảy ra khiếu kiện, phức tạp.

Không nề hà khó khăn, vất vả, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao, ông Trương Văn Phú còn đảm nhiệm thêm các vai trò như: Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Chủ tịch Hội Khuyến học xã.

Cẩm Lộc từ một xã nghèo vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới (ảnh CTV)
Cẩm Lộc từ một xã nghèo vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới (ảnh CTV)

Lan tỏa tình đoàn kết

Không chỉ là một giáo dân, vai trò của đảng viên, những cán bộ như chị Nguyễn Thii Hợi, Bí thư chi bộ thôn giáo Phú Hưng; ông Trương Văn Phú, Chủ tịch ủy ban MTTQ xã Cẩm Lộc còn đảm nhiệm việc “xâu nối” các phong trào, các hoạt động ở địa phương để lan tỏa hơn tình đoàn kết lương giáo trong cộng đồng khu dân cư. 

Nhìn từ phong trào xây dựng NTM ở xã Cẩm Lộc thấy rõ điều ấy. Nhớ lại những ngày được giao nhiệm vụ bám trụ tại thôn Đông Phong - địa bàn có điểm xuất phát rất thấp để xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, ông Phú trải lòng: Tổ chức họp dân bàn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, người dân có đến họp nhưng bỏ về gần hết. Ông đã mất nhiều thời gian kiên trì, bền bỉ tuyên truyền, vận động, xắn tay áo làm cùng dân.

 Ông cũng phát huy vai trò là cầu nối giữa chính quyền địa phương với linh mục quản xứ, hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo họ về công tác tuyên truyền, vận động bà con giáo dân chung tay xây dựng NTM, cuối cùng sức dân cũng được khơi dậy mạnh mẽ. Chính ông Phú cũng đã xâu nối các nhà tài trợ, vận động xã hội hóa để làm mới 34 nhà ở cho hộ nghèo; nhiều chương trình hỗ trợ, tặng quà được triển khai hiệu quả.Từ thôn có điều kiện hạ tầng cơ sở hết sức thấp kém, năm 2019, Đông Phong trở thành thôn đầu tiên của xã Cẩm Lộc đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Trương Văn Phú (ngoài cùng bên trái) trao đổi cùng các thành viên CLB “Sống tốt đời đẹp đạo - xây dựng gia đình hạnh phúc” về công tác chỉnh trang thôn xóm (ảnh CTV)
Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Trương Văn Phú (ngoài cùng bên trái) trao đổi cùng các thành viên CLB “Sống tốt đời đẹp đạo - xây dựng gia đình hạnh phúc” về công tác chỉnh trang thôn xóm (ảnh CTV)

Từ vai trò của những đảng viên giáo dân, từ sự đồng lòng của bà con giáo xứ, các thôn đã cán đích kế hoạch, góp phần đưa xã Cẩm Lộc đạt chuẩn NTM vào năm 2019, vượt kế hoạch trước 01 năm, hiện xã đang trên hành trình xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2023.

Hiện nay, diện mạo xã Cẩm Lộc nói chung và các thôn vùng giáo nói riêng, đã thực sự thay đổi, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 37 triệu đồng, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo bình quân của xã xuống còn 3,4%, tình đoàn kết của người dân ngày càng bền chặt. 

Trò chuyện với những đảng viên, cán bộ vùng xứ đạo Hà Tĩnh, mới cảm nhận hơn được tinh thần kiên định,yêu nước của những đảng viên người công giáo. Từ tinh thần đó, họ đã thể hiện bằng hành động, việc làm cụ thể qua sự tận tụy, trách nhiệm với cộng đồng, quê hương. Qua đó, diện mạo những làng quê miền sơn cước được khang trang, sạch đẹp; những con đường bê tông tít tắp, lan tỏa đến từ thôn, xóm, bản làng hòa trong sắc xanh của núi rừng, của vườn cây, cũng đang ngày càng nhiều thêm...

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.