Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển cây nén trên vùng đất đỏ bazan

LÊ HƯỜNG - 15:41, 01/10/2019

Nén (hành tăm) là cây gia vị được trồng ở vùng đất cát các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Những năm gần đây, cây nén vượt đèo lên cao nguyên đất đỏ bazan và bước đầu đã chứng minh được thế mạnh. Nhờ trồng nén, nhiều người dân xã Cư Né, huyện Krông Buk (Đăk Lăk) đã có kinh tế khá giả, thậm chí không ít gia đình thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Bà Nguyễn Thị Chinh ở buôn Mùi 3, xã Cư Né có kinh tế khá giả nhờ trồng nén.
Bà Nguyễn Thị Chinh ở buôn Mùi 3, xã Cư Né có kinh tế khá giả nhờ trồng nén.

Lá, củ nén có chứa tinh dầu, các hợp chất lưu huỳnh và có đặc tính sát khuẩn nên được coi như một vị thuốc Nam dùng để trị ho, giải cảm, phòng cúm, sát trùng đường hô hấp… 

Mấy năm trước, một số hộ dân quê gốc Quảng Ngãi tận dụng những bãi đất trống trong vườn nhà, trồng thử nghiệm củ nén dùng trong gia đình. Thấy chất đất phù hợp, một số hộ chuyển đổi đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng củ nén. Không ít hộ mở rộng diện tích trong các vườn cà phê chờ tái canh trồng củ nén và xen trong vườn cây ăn quả…

Bà Nguyễn Thị Vinh, ở buôn Mùi 3, là giáo viên của một trường tiểu học ở xã Cư Né. Gia đình bà có mấy sào đất vườn, trước đây chủ yếu trồng đậu, ngô. Thấy hàng xóm trồng củ nén cho năng suất cao, năm 2018, bà quyết định bỏ 1 sào ngô chuyển đổi trồng thử nghiệm củ nén. Sau 4 tháng chăm sóc, bà thu hoạch được 3,5 tạ củ, bán cho thương lái với giá 100.000 đồng/kg, thu lãi hơn 20 triệu đồng. Thấy rõ hiệu quả kinh tế củ nén mang lại cao hơn nhiều lần so với các cây nông nghiệp ngắn ngày khác, vụ mùa năm nay, bà mở rộng diện tích còn lại của khu vườn và trồng xen canh củ nén vào vườn cà phê. Dự kiến cuối năm thu hoạch khoảng hơn 1 tấn củ, nếu được giá, bà sẽ thu lãi hơn 50 triệu đồng.

Theo bà Vinh, nén được trồng từ cuối tháng 6, 7, đến tháng 11, 12 cho thu hoạch. Thời tiết khí hậu thuận lợi, nên người dân ở đây có thể trồng nén trái vụ, giá rất ổn định, lợi nhuận mang lại cao hơn chính vụ. Chỉ cần chăm sóc đúng kỹ thuật, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, cây nén sẽ cho năng suất ổn định từ 5-6 tạ/sào, trừ chi phí có thể thu lãi 30-40 triệu đồng/sào.

Là một trong những người đầu tiên trồng nén tại Cư Né, bà Nguyễn Thị Chinh ở buôn Mùi 3, có kinh tế khá giả nhờ nén. Từ trồng thử trên diện tích 2 sào cà phê chờ tái canh (năm 2016), hiện gia đình bà đang thuê thêm đất mở rộng diện tích trồng nén lên 9 sào.

Bà Chinh chia sẻ: Nén là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, vốn đầu tư ít, kỹ thuật trồng nén lại đơn giản, đất sau khi đã cày xới, xử lý cỏ dại và các mầm bệnh được trộn với phân vi sinh hoặc phân chuồng rồi san bằng, đánh luống. Củ nén giống sau khi được lấp trong đất sẽ được phủ lên phía trên một lớp rơm rạ hoặc vỏ trấu để vừa giữ độ ẩm, hạn chế cỏ dại vừa tạo độ tơi xốp. Trước thời điểm thu hoạch 1 tháng thì bổ sung thêm phân kali để củ chắc, vỏ sáng. 

Ông Y Thân Mlô, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Né cho biết: Từ một số hộ dân trồng cây nén, nay trên địa bàn xã đã có hàng chục hộ trồng, chủ yếu ở các buôn Mùi 3, Ea Kung và Ea Plai. Hợp đất, khí hậu nên cây phát triển tốt, năng suất cao. Kỹ thuật chăm sóc cũng đơn giản, lúc thu hoạch thương lái đến tận vườn mua mà chủ yếu trồng trên diện tích đất tận dụng, đất kém hiệu quả, cà phê chờ tái canh và trồng xen trong vườn cây ăn trái. “Với giá cả như hiện nay, nén cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng ngắn ngày khác, trên cùng một đơn vị diện tích đất”, ông Y Thân đánh giá.

Hiện, không chỉ ở Đăk Lăk, một số địa phương khác như huyện Đăk Song (Đăk Nông), Đăk Pơ (Gia Lai) người dân cũng đã trồng cây nén để phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.