Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS

PV - 22:06, 05/07/2019

Chiều 05/7, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến và ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Các đồng chí chủ trì Hội thảo chuyên đề "Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS". Các đồng chí chủ trì Hội thảo chuyên đề "Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS".

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nêu rõ: cả nước hiện có trên 34 nghìn Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Dù công tác ở những vị trí khác nhau, ở những địa bàn khác nhau nhưng điểm chung của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc các cấp với Nhân dân.

Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam hầu A Lềnh phát biểu khai mạc Hội thảo. Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh phát biểu khai mạc Hội thảo.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp đã tích cực huy động sự tham gia của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS vào việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân. Người có uy tín đã phối hợp với tổ an ninh nhân dân, vận động con cháu, gia đình, dòng họ ký cam kết phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, cung cấp nhiều tin quan trọng, giúp cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm gây rối trật tự xã hội.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội thảo. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội thảo.

Không những đi đầu trong công tác vận động quần chúng Nhân dân, Người có uy tín còn tiên phong trên lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn được cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời tích cực động viên con cháu, bà con trong bản làng tích cực phát triển kinh tế,  xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình trong thực tiễn, góp phần thúc đẩy phong trào xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh khẳng định, việc tổ chức Hội thảo chuyên đề nhằm tiếp tục phát huy vai trò của hơn 34 nghìn Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Ban Thường trực mong muốn qua các tham luận của các cơ quan Trung ương, Ban Dân tộc và Ủy ban MTTQ một số tỉnh sẽ giúp Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lắng nghe được những tiếng nói trực tiếp ở địa phương nhằm tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Hội thảo chuyên đề đón nhận 19 tham luận của lãnh đạo ban, bộ ngành Trung ương và đại diện Ban Dân tộc, Ủy ban MTTQ một số tỉnh. Các tham luận tại Hội thảo tiếp tục khẳng định vài trò của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng quần chúng đặc biệt này.

Đại diện Vụ Dân tộc-ban Dân vận Trung ương chia sẻ các giải pháp phát huy vai trò Người có uy tín. Đại diện Vụ Dân tộc-Ban Dân vận Trung ương chia sẻ các giải pháp phát huy vai trò Người có uy tín.

Ông Đào Văn Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc-Ban Dân vận Trung ương cho rằng, việc xây dựng và phát huy vai trò, ảnh hưởng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong công tác dân vận hiện nay, đặc biệt là trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Tuy nhiên, hiện nay việc tranh thủ lực lượng này vẫn còn một số hạn chế; cơ chế, chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS vẫn còn bất cập, thiếu thống nhất. Ngoài ra, kinh nghiệm, kỹ năng trong vận động chính trị, vận động Nhân dân phát triển kinh tế của Người có uy tín trong đồng bào DTTS còn thiếu, trong khi việc bồi dưỡng, tập huấn chưa được thường xuyên.

Để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS, một trong những giải pháp được đại diện Ban Dân vận Trung ương đưa ra là xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS (cơ chế quản lý, chế độ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; chính sách chăm lo, thăm hỏi, động viên khen thưởng,…). Các cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc xây dựng và phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS.

Thiếu tướng Ngô Thanh Hải, Cục trưởng Cục Dân vận-Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam khẳng định, quán triệt chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo các đơn vị toàn quân thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS để nắm bắt tình hình của Nhân dân, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào. Các đơn vị trong toàn quân cũng tiếp tục tích cực giúp đồng bào các DTTS xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, giữ gìn văn hóa; thông qua đó làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thông qua đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín. Các đơn vị trong toàn quân tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai kịp thời chính sách đối với Người có uy tín; tạo điều kiện để già làng, trưởng bản, Người có uy tín tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp.

Ngoài những tham luận của các ban, bộ ngành Trung ương, Hội thảo còn được nghe những chia sẻ kinh nghiệm của đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam và Ban Dân tộc các tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai,… Tham luận của các địa phương đã phản ánh khá toàn diện về vai trò của đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ ở cơ sở; đồng thời kiến nghị, đề xuất những giải pháp phù hợp với từng địa phương để phát huy vai trò của lực lượng này.

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên chia sẻ kinh nghiệ phát huy vai trò Người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên chia sẻ kinh nghiệ phát huy vai trò Người có uy tín trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến khẳng định: Người có uy tín, già làng trưởng bản, trưởng dòng họ trong cộng đồng các DTTS ở nước ta có vai trò rất quan trọng. Tiếng nói của họ luôn được được dân làng, con cháu nghe và làm theo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cũng cho rằng, đa số Người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ đều sinh sống ở vùng ĐBKK, tuổi cao, trình độ văn hóa hạn chế, thiếu thông tin,… Do đó, về chính sách cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến, ngoài việc được quan tâm, động viên cả vật chất lẫn tinh thần (thăm hỏi, tuyên dương, khen thưởng, khám chữa bệnh, thăm quan học tập,…) thì đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ cần được bồi dưỡng, cung cấp thông tin định kỳ, được trang bị phương tiện nghe, nhìn để tiếp cận thông tin. Những khó khăn, bức xúc của cộng đồng khi có đề nghị của Người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ phải được cơ quan và người có trách nhiệm xem xét, giải quyết thấu đáo, kịp thời.

“Những việc chưa giải quyết được phải có phản hồi cụ thể, rõ ràng, thuyết phục. Như vậy, tiếng nói của họ mới thật sự đi vào lòng người”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến khẳng định.

Để phát huy trí tuệ, tâm huyết, sức mạnh lan tỏa của đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ, Người có uy tín, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đề xuất xây dựng một lực lượng được định danh trong đội ngũ này là “Người cốt cán trong đồng bào DTTS”. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ văn Chiến, đội ngũ “Người cốt cán trong đồng bào DTTS” là các đồng chí giữ chức vụ từ Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Thứ trưởng, Bộ trưởng trở lên; là sỹ quan cấp tướng và Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; là Nghệ sỹ ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân; là Tiến sỹ, viện sỹ, giáo sư, phó giáo sư; là những người đạt thành tích cao trong thể thao, nghệ thuật,…

Tiếp thu những ý kiến, tham luận được chia sẻ tại Hội thảo, ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch-Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định, các ý kiến, tham luận tại Hội thảo đã nhận diện một cách chính xác, làm rõ vai trò của đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ; đồng thời cũng đã nêu rõ những tồn tại, hạn chế hiện nay cần được điều chỉnh để phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này trong tình hình mới. Những ý kiến, tham luận tại Hội thảo sẽ được tổng hợp, chọn lọc để báo cáo Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác dân tộc và Chỉ thị 45-CT/TW ngày 23/9/1994 về một số công tác ở vùng dân tộc Mông.

HÀO DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.