Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Kim Anh - 23:55, 01/09/2022

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết của toàn dân tộc, Nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 vĩ đại. Ngày 2/9/1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta. Kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2022), bài học về tinh thần Đại đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa trong bối cảnh mới.

Tinh thần đoàn kết là cội nguồn sức mạnh chiến thắng của Nhân dân ta
Tinh thần đoàn kết là cội nguồn sức mạnh chiến thắng của Nhân dân ta

Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 là cuộc hồi sinh vĩ đại của một dân tộc biết nương tựa vào nhau, chung sức đồng lòng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Ts. Nguyễn Viết Chức - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phân tích, bài học kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 chính là tinh thần đoàn kết là cội nguồn sức mạnh chiến thắng của Nhân dân ta. Nếu vì quyền lợi cục bộ, địa phương và vì cá nhân, thì Cách mạng tháng Tám đã không thể thành công. Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước cũng như phát triển của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng và là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Nhân dân Việt Nam.

Theo Ts. Nguyễn Viết Chức, trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ thành thị đến nông thôn, dù là người Kinh, người Tày, Thái hay Ê Đê… tất cả đều đồng lòng, chung một niềm tin để giải phóng đất nước, giành độc lập tự do.

Khát vọng dân tộc được độc lập, tự do và thống nhất, Nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc là mẫu số chung, là điểm gốc để quy tụ tất cả mọi người dân Việt Nam vào khối Đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc trong một mặt trận thống nhất chính là để tập hợp và lãnh đạo quần chúng Nhân dân thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Phấn đấu vì nước Việt Nam giàu mạnh

Ts. Nguyễn Viết Chức cho biết, nhờ tinh thần Đại đoàn kết dân tộc, hiện nay Việt Nam đang là một trong những nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng vào bậc cao nhất trong khu vực cũng như trên thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải phát huy tốt hơn tinh thần đó trong điều kiện bối cảnh mới.

“Các dân tộc phải đoàn kết, chia ngọt sẻ bùi, người có điều kiện, thuận lợi hơn thì giúp đỡ những người khó khăn; giúp đỡ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa cùng nhau vươn lên thoát nghèo bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước vì một Việt Nam giàu mạnh”, Ts. Nguyễn Viết Chức nhấn mạnh.

Cùng trao đổi, PGs.Ts. Lê Quốc Lý (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc đã đem lại những thành tựu to lớn. 92 năm thực hiện xuyên suốt và nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong hơn 35 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc phù hợp với tình hình, yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chính tinh thần đoàn kết và phát huy sức mạnh toàn dân tộc đã làm nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng “đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.