Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát huy hiệu quả Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”

Hà Lương - 07:15, 09/05/2024

Ngày 8/5, tại xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh cùng Hội LHPN tỉnh, BĐBP tỉnh Long An tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024. Tham dự chương trình và trao quà có ông Kim Rương - Trưởng Ban Dân vận tỉnh Trà Vinh, cùng đại diện lãnh đạo hai cơ quan Hội LHPN và BĐBP của hai tỉnh Trà Vinh và Long An.

Chương trình " Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương" trao học bổng cho các em học sinh khu vực biên giới vượt khó học giỏi
Chương trình " Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương" trao học bổng cho các em học sinh khu vực biên giới vượt khó học giỏi

Trong giai đoạn 2021 - 2023, phụ nữ xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa (Long An) luôn được sự quan tâm của Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, giữa hai cơ quan của hai tỉnh Trà Vinh và Long An, đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, duy trì xây dựng mới các mô hình sinh kế bền vững ở khu vực biên giới; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Hội cơ sở và các chương trình, phong trào hoạt động của Hội. Vận động, hướng dẫn phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia. Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội…

Ngoài ra còn tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi, nhà mái ấm tình thương cho hội viên nghèo và tặng quà, mô hình sinh kế, thẻ BHYT cho phụ nữ nghèo khó khăn, thực hiện 1 tuyến đường hoa xanh, sạch, đẹp, tặng 600 bình lọc nước cho các hộ nghèo. Tổng trị giá đã hỗ trợ gần 800 triệu đồng.

Ông Kim Rương, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Trà Vinh trao nguồn lực tạo sinh kế đến phụ nữ xã BÌnh Thạnh
Ông Kim Rương, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Trà Vinh trao vốn tạo sinh kế đến phụ nữ xã BÌnh Thạnh

Chương trình được tổ chức kỳ này với nhiều hoạt động thiết thực, như: Trao nguồn vốn 30 triệu hỗ trợ thực hiện mô hình sinh kế giúp hội viên, phụ nữ nghèo trên địa bàn, trao tặng 25 suất học bổng cho các em học sinh nghèo, vượt khó học giỏi, trị giá 25 triệu đồng và và 460 bình lọc nước trị giá 450 triệu đồng.

Cùng ngày, Đoàn công tác phía tỉnh Trà Vinh đã có buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của HLPN Việt Nam tỉnh Long An. 

Đai tá Trần Văn Oanh - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh trao bảng tượng trưng Bình Lọc nước thuộc. Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương
Đại tá Trần Văn Oanh - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh trao bảng tượng trưng Bình Lọc nước thuộc Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đã được Hội LHPN và BĐBP hai tỉnh Trà Vinh, Long An triển khai thực hiện hiệu quả, bước đầu tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho chị em để vươn lên khẳng định bản thân, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sau 3 năm triển khai với nhiều hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chương trình đã trở thành điểm tựa, tạo động lực để hội viên, phụ nữ ở khu vực biên giới phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống đã góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm cho chị em để vươn lên khẳng định bản thân, đóng góp cho sự phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.