Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát huy giá trị truyền thống từ hương ước, quy ước

PV - 10:34, 26/08/2019

Cùng với hệ thống pháp luật, hương ước, quy ước được xem là những chuẩn mực ứng xử của một cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước bổ khuyết một số hạn chế của các văn bản quy định pháp luật, nhất là những vấn đề quá cụ thể, chi tiết, hoặc một số vấn đề pháp luật khó can thiệp; góp phần bảo tồn nhiều nét văn hóa truyền thống, phát huy giá trị của cộng đồng.

Đưa hương ước, quy ước vào cuộc sống

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Bana Kriem, Yang Danh, dân gian có câu: “phép vua thua lệ làng”, có thể chỉ giá trị của hương ước, quy ước (HƯQƯ) trong cộng đồng dân cư. HƯQƯ được xây dựng dựa trên tập quán, văn hóa của cộng đồng và pháp luật nên những quy định không phù hợp trước kia dần được bãi bỏ, hướng tới phát huy giá trị của cộng đồng và thực thi pháp luật.

Các làng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vĩnh Thạnh vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình nhờ thực hiện HƯQƯ. (Trong ảnh người dân xã Vĩnh Kim biểu diễn cồng chiêng) Các làng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vĩnh Thạnh vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình nhờ thực hiện HƯQƯ. (Trong ảnh người dân xã Vĩnh Kim biểu diễn cồng chiêng)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 1.114 HƯQƯ đã được phê duyệt. Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) đã tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện xây dựng HƯQƯ, bước đầu đã ghi nhận những kết quả khả quan. Để phổ biến về xây dựng HƯQƯ ở cơ sở, Sở VH&TT Bình Định tiến hành xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường thực thi pháp luật về xây dựng thực hiện HƯQƯ đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Đề án hướng dẫn các địa phương xây dựng và phối hợp triển khai thực hiện HƯQƯ gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn, khu phố văn hóa; công tác rà soát, kiểm kê các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về tập quán xã hội được ghi nhận trong HƯQƯ...; Nhiều địa phương còn đưa các nội dung như: Phòng chống tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; chấp hành đúng độ tuổi kết hôn, hạn chế tảo hôn vào HƯQƯ...

Ông Đào Văn Thông, Khu vực trưởng khu vực Phò An (phường Nhơn Hưng, TX. An Nhơn), cho biết: Dựa theo chính sách pháp luật của Nhà nước và nguyện vọng của người dân, khu vực xây dựng bộ HƯQƯ. Theo đó, đến nay những quy định đã đề ra, phần lớn được người dân đồng thuận thực hiện tốt. Đặc biệt, trong công tác nghĩa vụ quân sự, đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, Phò An luôn là đơn vị đạt thành tích xuất sắc của phường.

Góp phần thay đổi trong nhận thức

Ở các huyện miền núi, việc thực hiện HƯQƯ cũng giúp cho bà con ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, bài trừ những hủ tục lạc hậu và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Anh Đinh Văn Ước, dân tộc Ba Na ở làng Canh Tiến, xã vùng cao Canh Liên chia xẻ: Trước đây, mặc dù đã có Luật Bảo vệ rừng nhưng người dân vẫn lén lút phá rừng. Từ khi triển khai thực hiện HƯQƯ, bà con luôn nhắc nhau phải có ý thức giữ rừng, trong làng ai tham gia phá rừng sẽ bị những người khác tố giác nên không ai dám phá rừng nữa. Không chỉ có bảo vệ rừng, bà con trong làng giờ đây mỗi khi có đau bệnh thì đến các trung tâm y tế để khám, chữa bệnh không còn tự uống thuốc bằng cây rừng hay mời thầy cúng nữa.

Đại diện các thôn, làng ở Bình Định tham gia Hội thi thực hiện quy ước, hương ước. Đại diện các thôn, làng ở Bình Định tham gia Hội thi thực hiện quy ước, hương ước.

Ông Đỗ Hữu Nhàn (thôn Phụng Sơn, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) chia sẻ: Từ ngày thực hiện HƯQƯ, người dân chúng tôi không để đám tang quá 48 giờ, tiệc cưới không quá xa xỉ. Hằng năm, Chi hội Khuyến học của thôn trao thưởng cho con em có thành tích xuất sắc trong học tập, nhằm động viên các cháu cố gắng hơn. Quỹ khuyến học được xây dựng từ đóng góp của hội viên, bà con trong thôn, doanh nghiệp và các cháu đã thành đạt.

Theo ông Trương Đông Hải, Phó Giám đốc Sở VH&TT, qua thực hiện HƯQƯ dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của HƯQƯ trong tự quản cộng đồng thôn, làng. Một số nơi việc thực hiện HƯQƯ còn mang tính hình thức, tác dụng thực tế của HƯQƯ đối với quản lý cộng đồng chưa cao.

Vì vậy, HƯQƯ cần được cụ thể hóa thành văn bản với sự đồng thuận cao để phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng đồng.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.