Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc Việt Nam

PV - 11:26, 09/04/2019

Tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, khi cho ý kiến về dự án Luật Kiến trúc, các Ủy viên Thường vụ Quốc hội đặc biệt quan tâm và đánh giá cao quy định về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển. Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc được hiểu như thế nào, thưa ông?

Quy định bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc là vấn đề không mới đối với các nước trên thế giới. Đơn cử, Luật Kiến trúc của Pháp định nghĩa: “Kiến trúc là biểu hiện của văn hóa”. Nhưng với nước ta, vẫn là khái niệm còn khá mới mẻ. Hiểu đơn giản là, bản sắc dân tộc là bản sắc của 54 dân tộc anh em, của toàn thể cộng đồng sống trên đất nước Việt Nam. Kiến trúc nằm trong bối cảnh như thế đương nhiên phải có bản sắc.

Bộ Xây dựng, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Hội KTS Việt Nam… đã và đang cùng chung quan điểm, tư tưởng này trong quá trình xây dựng luật. Theo đó, quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc được xây dựng với 2 nội dung quan trọng, gồm bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và yêu cầu quản lý đối với các công trình kiến trúc có giá trị. Đối với địa phương, chính quyền sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, cùng với các dân tộc anh em, cộng đồng gìn giữ bản sắc của từng địa phương, không để mai một bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, không để các dân tộc ít người và những người yếu thế mất quyền lợi.

Thưa ông, bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện như thế nào trong kiến trúc Việt Nam và mục đích chính của việc bổ sung quy định về bản sắc văn hóa dân tộc trong Luật Kiến trúc là gì?

Nghiễm nhiên, dự thảo Luật không thể mô tả cụ thể nội dung bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc cũng như bản sắc văn hóa trong kiến trúc của từng dân tộc, bởi đây là những yếu tố hết sức đa dạng và phong phú. Chính vì vậy, kiến trúc ở địa phương nào, vùng miền nào, dân tộc nào phải mang bản sắc của địa phương, vùng miền, dân tộc đó.

Ví dụ: Nhà Rông là kiến trúc độc đáo của dân tộc Ba Na hay Jrai ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như: cỏ ranh, tre, gỗ, lồ ô,… Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng, và được dựng trên một khoảng đất rộng, nằm ngay khu vực trung tâm của buôn làng, chứ không thể mang kiến trúc ở Hà Nội vào Tây Nguyên làm nhà Rông bằng bê tông, cốt thép.

Hay như trong kiến trúc nhà của người Mường ở Tây Bắc, nhà được lợp bằng cỏ tranh, lá cọ hay rạ đan lại thành từng phên dài từ 1,2-1,5m. Nhà được phân ra làm 3 mặt bằng, tầng trên cùng chứa lương thực, đồ dùng gia đình; tầng 2 là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, tiếp khách, với bếp lửa đặt ở giữa nhà; gầm sàn để dụng cụ sản xuất và nhốt gia súc. Nhà bố trí 2 cầu thang, cầu thang chính ở đầu hồi bên phải và cầu thang phụ đặt ở đầu hồi bến trái nhà.

Hiện nay kiến trúc Việt Nam đang có xu hướng thương mại hóa, quốc tế hóa mà làm nhạt nhòa đi bản sắc văn hóa của dân tộc. Đồng thời, sự thiếu kiểm soát, thiếu quản lý đã gây nên tình trạng lộn xộn. Điều này yêu cầu phải bổ sung quy định về bản sắc văn hóa dân tộc trong dự án Luật Kiến trúc nhằm hạn chế kiến trúc ngoại lai, gây phản cảm, phá vỡ cảnh quan lịch sử, không gian văn hóa, môi trường để giữ gìn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp với từng dân tộc, từng vùng miền.

Nét đặc sắc trong kiến trúc ngôi nhà Dài của dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên. (Trong ảnh: Nhà dài của đồng bào Ê-đê được phục dựng tại Bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội) Nét đặc sắc trong kiến trúc ngôi nhà Dài của dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên. (Trong ảnh: Nhà dài của đồng bào Ê-đê được phục dựng tại Bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội).

Thưa ông, khi dự án Luật Kiến Trúc được thông qua, để triển khai đồng bộ và có hiệu quả quy định bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc cần phải có những giải pháp nào? Và Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam sẽ có kế hoạch hoạt động gì để thực hiện quy định phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc ?

Để triển khai đồng bộ và có hiệu quả quy định bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc, không chỉ cần có một kiến trúc sư giỏi mà cần sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ban, ngành, của cả xã hội, cộng đồng và các nhà quản lý để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, quy định các địa phương, có trách nhiệm cụ thể hóa các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với từng vùng, miền, địa phương do mình quản lý.

Hội Kiến trúc sư với vai trò rất quan trọng, là một trong những tổ chức tham gia soạn thảo Luật Kiến Trúc cùng Bộ Xây dựng trình Quốc hội, sau khi dự án Luật được Quốc hội thông qua, Hội Kiến trúc sẽ chuẩn bị chương trình đào tạo cho kiến trúc sư hành nghề; xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp liên quan; cấp chứng chỉ hành nghề để tạo ra một đội ngũ kiến trúc sư trẻ có năng lực, tiếp cận nhanh với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc trong từng sản phẩm kiến trúc.

Trân trọng cảm ơn ông!

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy-Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.