Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phật giáo Nam tông trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Khmer

Như Tâm - 11:39, 06/03/2025

Phật giáo Nam tông (PGNT) là tôn giáo truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. PGNT không chỉ là hệ thống tín ngưỡng mà còn gắn kết với văn hóa, phong tục và đời sống tinh thần của đồng bào. Vì thế, vai trò của PGNT trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào Khmer là vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt trong việc duy trì các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa và tình đoàn kết cộng đồng.

Đại đức Chau Bện, trụ trì chùa Xà Xía, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (thứ 2 từ trái qua) là Người có uy tín được đồng bào phật tử Khmer kính trọng
Đại đức Chau Bện, trụ trì chùa Xà Xía, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (thứ 2 từ trái qua) là Người có uy tín được đồng bào phật tử Khmer kính trọng

Góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc

Thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, đoàn kết đồng bào, phật tử cùng chung tay xây dựng đời sống văn hoá mới; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chăm lo đời sống cho đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn, cùng tương trợ lan toả tấm lòng từ bi của những người con Phật; Thực hành đường hướng tốt đẹp trong hoạt động tôn giáo, củng cố lòng tin của đồng bào Khmer đối với Đảng, Nhà nước, PGNT đã tạo nên nền tảng vững chắc cho đời sống tâm linh của đồng bào Khmer. 

Trong tâm thức của người Khmer, đức Phật là hình mẫu của sự giác ngộ, là người dẫn dắt con người thoát khỏi khổ đau và tìm đến sự an lạc. Các nghi lễ Phật giáo được tổ chức trong các dịp lễ hội lớn, như Lễ Phật đản, Lễ Vu Lan hay lễ hội dâng y, không chỉ là dịp để bày tỏ lòng thành kính với đức Phật mà còn là cơ hội để cộng đồng đoàn tụ, thắt chặt tình cảm.

Bên cạnh đó, đối với đồng bào Khmer, ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, mà còn là trung tâm văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc và kiến trúc độc đáo của dân tộc. Các vị sư sãi trong PGNT luôn là Người có uy tín đương nhiên đối với đồng bào phật tử không phải bầu chọn hay suy cử.

Bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Khmer được gắn liền ngôi chùa và những lễ hội lớn như: Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Dolta hay Lễ hội Ooc Om Bok đều có sự gắn kết mật thiết với các nghi lễ Phật giáo, thể hiện sự tôn kính đối với đức Phật. Và, những giá trị tinh thần trong cộng đồng Lễ hội của đồng bào Khmer không chỉ là những dịp để họ thể hiện sự kính trọng với các vị thần, tổ tiên mà còn là một phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Các lễ hội này thường gắn liền với tôn giáo Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và các phong tục truyền thống.

Theo Thượng toạ Lý Đức, Đại biểu Quốc hội, trụ trì chùa Som Rông, tỉnh Sóc Trăng: Lễ hội cũng là dịp để đồng bào Khmer tụ họp sum vầy, gắn kết cộng đồng, duy trì mối quan hệ đoàn kết giữa các gia đình và phum sóc với nhau. Qua đó, nêu cao vai trò của đồng bào phật tử trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Một tiết mục múa tái hiện tinh thần đoàn kết của đồng bào Khmer trong môn thể thao đua ghe ngo
Một tiết mục múa tái hiện tinh thần đoàn kết của đồng bào Khmer trong môn thể thao đua ghe ngo

Đóng góp của PGNT trong xây dựng phum sóc

Với phương châm “ Đạo pháp - Dân tộc”, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer, thể hiện sự mở rộng nhân ái, hạnh nguyện, từ bi của người phật tử. Chư tăng, phật tử đã tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn, công tác giảm nghèo, Đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, đóng góp Quỹ khuyến học, hiến đất xây trường học...

Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh chia sẻ: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư về việc tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, trong giai đoạn hiện nay, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau đã thể hiện tốt vai trò là trung tâm đoàn kết, vận động bà con dân tộc Khmer, tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

Các thành viên của Hội luôn tích cực tham gia công tác phật sự chung của GHPG Việt Nam và công tác xây dựng chính quyền. Qua đó, tạo nên những bước phát triển mới, sức sống mới trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo.

“Các vị sư sãi PGNT là những người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của đồng bào Khmer, được Nhân dân sùng kính. Tiếng nói và các ý kiến của các vị có ý nghĩa, tầm quan trọng đối với sinh hoạt của đồng bào phật tử. Vì thế, khi các vị giữ vai trò là Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam của tỉnh sẽ tiếp tục làm cho vị thế và uy tín tăng lên, góp phần cho việc giữ gìn truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam lên tầm cao mới”, Hoà thượng Thạch Hà chia sẻ.

Những giáo huấn, răn dạy phật tử, Nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước của địa phương tại các chùa luôn được phật tử, người dân nghe theo và thực hiện nghiêm túc. Qua đó, tạo sự đồng thuận gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc, tôn giáo tạo nên những bước phát triển mới trong đời sống kinh tế - xã hội, tạo sức sống mới trong cộng đồng dân tộc, tôn giáo PGNT Khmer trên địa bàn.

Theo Hoà thượng Thạch Hà, để phát huy vai trò, trách nhiệm trong đời sống xã hội, PGNT Khmer đang nỗ lực cùng đồng hành với cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thiện nguyện, an sinh xã hội; góp phần chăm lo các đối tượng chính sách, người có công, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cơ nhỡ, không bỏ một ai ở lại phía sau… Đồng thời, kêu gọi phật tử cảnh giác không nghe, không để kẻ xấu lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và nhân quyền tuyên truyền nội dung xấu để chống phá Đảng, Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Kon Tum: Tạo điều kiện, sức bật để vùng đồng bào DTTS phát triển nhanh và bền vững

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Kon Tum đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.