Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát động tuần lễ “Tắm Phật online-Nhân hai công đức” góp quỹ phòng, chống Covid-19

Như Ý - 10:54, 21/05/2021

Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào phật tử, hạn chế tập trung đông người trong mùa Phật đản Phật lịch 2565, dương lịch 2021, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết đã phối hợp với Mạng xã hội Phật giáo Butta phát động tuần lễ “Tắm Phật online-Nhân hai công đức” từ nay đến hết 24 giờ ngày 26/5 (tức 15/4 âm lịch).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong những ngày tháng Tư âm lịch, đồng bào phật tử và người dân Việt Nam nói riêng, phật tử trên khắp thế giới nói chung lại hân hoan đón mừng mùa Phật đản.

Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, vừa giúp phật tử thể hiện tâm thành kính với đức Phật thông qua hoạt động tắm Phật online, vừa thể hiện tinh thần từ bi, đoàn kết, chung tay cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện tinh thần nhập thế, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đẩy lùi đại dịch.

Chương trình Tắm Phật online - Nhân hai công đức diễn ra trong vòng 8 ngày, bắt đầu từ 0h ngày 19/5 và kết thúc lúc 24h ngày 26/5 (tức rằm tháng 4 âm lịch - chính lễ Đại lễ Phật đản).

Ban tổ chức sẽ tổng kết và thông báo số lượt tắm Phật online, cùng với số tiền đóng góp tương ứng ngay sau khi kết thúc sự kiện lúc 24h ngày 26/5.

Với tuần lễ tắm Phật online này, mỗi lần tham gia tắm Phật online trên Mạng xã hội Phật giáo Butta, người dân đóng góp 10.000 đồng cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Số tiền công đức này sẽ được Mạng xã hội Phật giáo Butta chuyển cho giáo hội và giáo hội sẽ trao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam./.

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.