Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Pháp ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất thế giới trong 24 giờ qua

BĐT - 10:05, 14/07/2022

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 733.916 ca nhiễm, trong đó Pháp ghi nhận số ca mắc mới theo ngày cao nhất thế giới với 127.642 ca.

Cảnh sát kiểm tra thẻ sức khỏe của người dân tại một nhà hàng ở thủ đô Paris (Pháp), tháng 8/2021 (Ảnh: EPA)
Cảnh sát kiểm tra thẻ sức khỏe của người dân tại một nhà hàng ở thủ đô Paris (Pháp), tháng 8/2021 (Ảnh: EPA)

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng 14/7, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 563.619.657 ca, trong đó 6.377.935 ca tử vong và 535.891.755 ca đã được chữa khỏi. Pháp ghi nhận số ca mắc mới theo ngày cao nhất thế giới với 127.642 ca, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này là 32.676.589 ca.

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (209.275.109 ca), tiếp theo là châu Á (163.374.880 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (107.361.621 ca) và Nam Mỹ (60.780.158 ca). Châu Phi (12.424.889 ca) và châu Đại Dương (10.402.279 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Tính theo số ca mắc, hiện Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19 so với khu vực châu Mỹ và thế giới với 90.722.451 ca mắc, trong đó 1.046.761 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 35.402 ca nhiễm COVID-19 mới.

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) ngày 13/7 cảnh báo số ca mắc mới COVID-19 ở châu Mỹ do các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron đang có chiều hướng gia tăng, mặc dù tổng số ca bệnh mới trên toàn châu lục đang giảm đi. Giám đốc PAHO Carissa Etienne tại một buổi họp báo cho rằng các quốc gia trên toàn châu lục cần phải hết sức cảnh giác trước tình trạng lây lan của các dòng phụ BA.4 và BA.5, bởi đây là những biến thể xuất hiện nhiều nhất ở Mỹ và một số nước khác trong những tuần qua.

Trong khi đó, tại châu Á, số ca mắc mới COVID-19 của Nhật Bản ngày 13/7 vượt mốc 90.000 ca lần đầu tiên kể từ ngày 17/2 trong bối cảnh nước này gồng mình đối phó với một làn sóng dịch mới lần này là do biến thể phụ BA.5 của biến chùng Omicron.

Ngày 13/7, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) đã ghi nhận 40.266 ca mắc mới COVID-19, tăng 8% so với con số ghi nhận trước đó 1 ngày, cũng là mức cao nhất kể từ ngày 11/5. Chính phủ Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ số ca mắc mới COVID-19 sẽ còn tăng gấp 5 lần trong những tháng tiếp theo.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại, Bộ Y tế Malaysia đang cân nhắc khả năng tái áp đặt quy định giãn cách xã hội, hay còn gọi là Quy trình Vận hành tiêu chuẩn (SOP), trong đó có yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín. Số liệu thống kê của Bộ Y tế Malaysia cho biết, ngày 12/7 nước này phát hiện hơn 2.300 ca mắc mới COVID-19, chủ yếu là ca trong cộng đồng. Cho đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 4,6 triệu ca mắc COVID-19 và 35.819 ca tử vong./.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.