Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Paralympic Tokyo 2020: Đường đến vinh quang không trải đầy hoa hồng

PV - 09:33, 17/08/2021

Năm năm trước sau phát súng hoàn hảo của Hoàng Xuân Vinh tại Olympic, đô cử người khuyết tật Lê Văn Công cũng làm nên chiến công khi mang về 1 HCV, lập kỷ lục thế giới ở môn Cử tạ tại Paralympic.

Lê Văn Công sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn tại kỳ Paralympic này Ảnh: REUTERS
Lê Văn Công sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn tại kỳ Paralympic này Ảnh: REUTERS

Nhưng đó chỉ là ánh hào quang trong quá khứ, còn hành trình đến với Paralympic lần này của Lê Văn Công và các đồng đội được dự đoán là khá gập ghềnh.

Lê Văn Công đã lớn tuổi, lại chấn thương

Nếu ở kỳ Paralympic Rio 2016, Lê Văn Công mới bước sang tuổi 32 thì ở kỳ Olympic này anh đã chạm ngưỡng 37 tuổi. Với một VĐV thể thao đỉnh cao, khoảng cách 5 tuổi là khá lớn. Và khoảng cách đó với một VĐV khuyết tật như Lê Văn Công lại càng lớn hơn nhiều lần. Đã thế Lê Văn Công lại bị chấn thương vai trái do ngã cầu thang tại nhà vào năm 2018. Chấn thương này khiến cho Công và các chuyên gia vất vả chữa trị suốt gần 2 năm trời. Tới cuối năm 2020 anh mới tập trở lại.

Trong khoảng gần 2 năm qua cũng là quãng thời gian các vận động viên không thể tập luyện, thi đấu theo kế hoạch do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Lẽ ra Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam sẽ có sự góp mặt của 11 VĐV nhưng vì đại dịch, các VĐV đã không thể tham dự các giải quốc tế để xác định lại tỉ lệ thương tật nên chỉ còn 7 VĐV sẽ lên đường. Những khó khăn khách quan này đã khiến cho Lê Văn Công và các đồng đội không thể có được sự chuẩn bị tốt nhất cho Thế vận hội. Vì chấn thương và quá trình tập huấn không thể diễn ra theo kế hoạch nên thành tích của Lê Văn Công trong thời gian tập luyện gần đây chỉ dao động ở mức 155kg trong khi thành tích để Công đoạt HCV Paralympic 5 năm trước là 183 kg. Thành tích chiếc HCĐ của kỳ Paralympic trước là 155kg, vừa với mức tạ Công đang thực hiện được trong những ngày gần đây.

Ở lần xuất quân này, do những khó khăn nói trên nên lực lượng chủ yếu vẫn chính là các VĐV đã tham dự Paralympic 2016. Chỉ có điều 5 năm đã trôi qua, tuổi của các VĐV đã hơn, thêm vào đó là những chấn thương không mong muốn như của Lê Văn Công, sẽ khiến cho thành tích của Đoàn khó có thể được như kỳ vọng.

Sẽ là kỳ Paralympic đầy khó khăn

Ngoài Lê Văn Công, thể thao người khuyết tật Việt Nam cũng có thể đặt hy vọng vào Cao Ngọc Hùng (hạng F57, nội dung ném lao. Thành tích đã giúp Hùng giành tấm HCĐ Paralympic qúy giá cách đây 5 năm là 43,27m và đó cũng là thành tích thi đấu tốt nhất của anh tính tới thời điểm đó. Hiện tại Hùng đang đứng thứ 8 trên bảng xếp hạng thế giới nhưng khoảng cách từ vị trí thứ 8 đến vị trí thứ 3, theo nhận định của các chuyên gia là không quá xa. Thành tích trong tập luyện của Hùng hiện tại là 41,71m. Vì thế nếu thi đấu xuất thần, anh cũng có thể cải thiện thành tích để có được vị trí cao hơn, có thể tranh chấp huy chương.

Ở kỳ Paralympic trước, Võ Thanh Tùng giành được chiếc HCB đáng quý ở nội dung sở trường 50m bơi tự do (hạng thương tật S5) với thành tích 33 giây 94. Khi ấy chiếc HCĐ của nội dung này đã được trao cho Roy Perkins (Mỹ) với thành tích 34 giây 42. Tuy nhiên, do không thi đấu gần 2 năm qua nên thành tích của Tùng trong tập luyện hiện nay chỉ đạt 34 giây 89.

Những phân tích trên cho thấy, Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn trong các cuộc tranh tài tại Paralympic Tokyo sắp tới. Theo Trưởng đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Paralympic Tokyo 2020 Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, trong suốt quá trình tập huấn, các vận động viên, huấn luyện viên đã được quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tập trung cho việc duy trì và nâng cao thành tích chuyên môn. Tuy nhiên, do đa số các vận động viên đã lớn tuổi, lại đang gặp chấn thương nên dự kiến đây sẽ là kỳ Paralympic đầy khó khăn của Thể thao người khuyết tật Việt Nam.

Do ý nghĩa nhân văn của Paralympic không đặt chuyện thắng, thua lên hàng đầu mà đó là nơi thể hiện ý chí, khát vọng sống, hoà nhập cộng đồng, làm được những điều phi thường của người khuyết tật, nên có lẽ chúng ta không nên đặt mục tiêu huy chương lên các VĐV – những con người phải chịu sự thiệt thòi của số phận. Chắc rằng với họ, việc vượt qua chính mình và có một kỳ Olympic đầy ý nghĩa của tình yêu thương và chia sẻ, đã là mục đích cao quý .

Dự kiến Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam sẽ lên đường vào ngày 19/8. Ngày 20/8, đoàn sẽ tham dự cuộc họp Trưởng đoàn, chuẩn bị các thủ tục cho việc gia nhập làng của các thành viên. Từ 21-24/8, các VĐV sẽ tập luyện chuẩn bị thi đấu. Đoàn dự Lễ khai mạc Paralympic vào 20h ngày 24/8 và sẽ bước vào các cuộc tranh tài từ ngày 25 – 27/8. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.