Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ông Thời nhân ái

PV - 10:39, 19/06/2018

“Thấy mấy đứa nhỏ hoàn cảnh rất khó khăn, thất học, sa vào tệ nạn tôi không đành lòng…”. Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thời, 68 tuổi, Phó Chủ tịch UBMTTQ phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang mở đầu câu chuyện với chúng tôi về lớp học tình thương do ông khởi xướng một cách đơn giản như vậy.

Khóm Nguyễn Du, phường Mỹ Bình vốn là nơi tụ tập rất nhiều thành phần bất hảo, trong đó có đến hàng chục trẻ em trộm cắp, móc túi và sa vào những tệ nạn xã hội khác. Đa phần gia đình các em này là lao động nghèo, làm thuê, quanh năm nên không quan tâm đến sinh hoạt, đạo đức, học hành của con em. Vì vậy khóm Nguyễn Du trở thành “điểm tối” của Long Xuyên, tỷ lệ trẻ em mù chữ, vi phạm pháp luật luôn cao nhất thành phố.

Ông Thời với các em tại lớp học tình thương. Ông Thời với các em tại lớp học tình thương.

 

Trước tình hình trên, năm 1993, CCB Nguyễn Văn Thời đã đề xuất lãnh đạo phường xin được tận dụng một chốt gác dân phòng đã hư hỏng để xây dựng một lớp học tình thương bằng chính tiền thương binh dành dụm của bản thân.

Khi mới hình thành (năm 1993), lớp học có 14 trẻ theo học nhưng sau đó sĩ số giảm dần. Nhưng bằng lòng kiên trì đầy trách nhiệm, ông Thời đã cùng cô giáo về hưu Nguyễn Thị Giỏi đến vận động từng gia đình để các em trở lại lớp. Để động viên các cháu học tập tốt, lớp học đề ra việc cấp miễn phí quần áo, đồ dùng học tập, quà thưởng khi học sinh đạt thành tích tốt. Đặc biệt đã có 2 trường hợp học sinh mang bệnh AIDS mồ côi cha mẹ, ông Thời đã chu cấp cho mỗi cháu 300.000 đồng/tháng. Cạnh đó cũng đã có hàng chục trường hợp khó khăn khác như mồ côi, cha mẹ bỏ rơi, ly hôn… cũng luôn được ông hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần...

Em Phan Thị Thùy Mỵ, 12 tuổi, học sinh lớp 2 của lớp học tình thương xúc động kể: “Ba mẹ con ly hôn bỏ con từ lúc 2 tuổi đến giờ, con đang sống với bà nội bán vé số, nhà nghèo con đâu có tiền đi học, nhờ ông Thời cho tiền, quần áo, sách vở nên con mới biết chữ, con rất mang ơn ông”.

Sau 25 năm thành lập lớp học “ đặc biệt” tại khóm Nguyễn Du, đến nay đã có hàng trăm trẻ em nghèo, vi phạm pháp luật đã được ông cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ đã trở thành những công dân hữu ích cho xã hội, có việc làm ổn định, nhiều em đã quay về giúp đỡ tiền bạc để lớp học tình thường ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Không chỉ vậy, ông Nguyễn Hữu Thời còn là chủ nhiệm CLB Ông, Bà, Cháu phường Mỹ Bình với gần 70 trẻ em khó khăn đang sinh hoạt. Cứ mỗi quý ông lại tự bỏ tiền thương binh cùng tiền lương ít ỏi của mình để mua quà cho các cháu; tuyên truyền nếp sống văn hóa, lễ nghĩa, giúp các cháu tránh xa những tệ nạn xã hội, bảo vệ bản thân.

Ông Nguyễn Hữu Phước, Chủ tịch Hội CCB phường Mỹ Bình xúc động nói: “Chúng tôi rất trân trọng trước nghĩa cử của anh Thời. Dù là thương binh, sức khỏe yếu, đi lại rất khó khăn nhưng anh luôn bám sát lớp học tình thương. Bọn trẻ được đi học, được giáo dục, tình hình tội phạm cũng giảm mạnh. Phường đã trở thành “điểm sáng” của thành phố trong giữ gìn an ninh trật tự…

PHAN THỊ ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.