Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ông Lâm Văn Bảng và Bảo tàng tri ân đồng đội

PV - 15:38, 03/07/2018

Những ngày đầu tháng 7 khi cả nước đang hướng tới Kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2018), chúng tôi về Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy thuộc xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội tìm gặp ông Lâm Văn Bảng, Giám đốc Bảo tàng.

Từng là Cựu tù binh Phú Quốc năm xưa, sau chiến tranh, ông Bảng đã dành cả quãng đời còn lại để sưu tầm hơn 4 nghìn hiện vật chiến tranh để tri ân đồng đội. Ông cũng là một trong những cá nhân điển hình được tuyên dương, tôn vinh tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018) vừa qua.

Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng sinh năm 1943, trong gia đình có 5 anh em ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Ông nhập ngũ năm 1965. Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ông bị địch bắt và giam ở nhà lao Biên Hòa rồi đày ra Phú Quốc. Năm 1973, ông cùng nhiều đồng đội được trao trả theo Hiệp định Paris.

Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng dành cả cuộc đời để tìm lại những hiện vật của đồng đội đã nằm xuống. Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng dành cả cuộc đời để tìm lại những hiện vật của đồng đội đã nằm xuống.

 

Chiến tranh qua đi, trở về với cuộc sống thời bình, ông luôn nghĩ, góc khuất của cuộc chiến tranh là máu, xương của người chiến sĩ, những người đồng đội của mình. Mình cần phải đi tìm những kỷ vật của thời chiến để gìn giữ và thể hiện tấm lòng tri ân đồng đội, những người đã ngã xuống vì quê hương, đất nước đồng thời nhắc nhở cho các thế hệ mai sau hiểu thêm ý nghĩa của hòa bình, tự do. Ý định thành lập Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy dần hình thành từ đó.

Được sự động viên, cổ vũ của đồng đội, ông Bảng đã dành thời gian đi sưu tầm các hiện vật, kỷ vật chiến tranh và hiến toàn bộ ngôi nhà 2 tầng cùng khu đất hơn 2.000m2 làm khu trưng bày. Không quản ngại đường sá xa xôi, ông Lâm Văn Bảng đã vượt qua hàng ngàn cây số đi tìm hiện vật của những đồng đội. Sau bao nhiêu năm miệt mài, tìm kiếm hiện vật, đến ngày 11/10/2006, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày chính thức được thành lập. Đến nay, sau 12 năm hoạt động, với 10 phòng trưng bày hơn 4.000 hiện vật, mỗi năm, Bảo tàng đón hàng vạn du khách thăm quan, trở thành một địa chỉ lưu giữ, trưng bày, tố cáo tội ác chiến tranh, giáo dục truyền thống cho muôn đời sau.

“Mỗi hiện vật, kỷ vật được trưng bày, lưu trữ tại Bảo tàng hiện nay tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng trong đó những câu chuyện sống động, bi hùng về những ngày tháng tù đày gian khổ nhưng kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng. Như câu chuyện về lá cờ Tổ quốc bằng máu của ông Nguyễn Thế Nghĩa, một Cựu chiến binh ở Bắc Giang hiến tặng cho Bảo tàng. Khi trao tặng lá cờ này, ông Nghĩa rưng rưng dặn dò tôi: “Đây là sinh mạng chính trị cả đời của tôi, trong lúc mọi người đang mưu sinh với cuộc sống, người ta xe hơi, nhà lầu, tôi chỉ có lá cờ này như mạng sống của mình thôi”, ông Bảng trầm ngâm kể lại.

Hiện Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đã nhiều lần vinh dự được các cấp lãnh đạo Trung ương và TP. Hà Nội đến thăm quan và tặng nhiều Bằng khen. Riêng cá nhân ông Lâm Văn Bảng đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội tặng danh hiệu Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2014...

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.