Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ong chết hàng loạt do hút mật dính thuốc trừ sâu

PV - 17:45, 29/01/2018

Theo phản ánh của nhiều người nuôi ong tỉnh Sơn La, hiện nay họ đang rất lo ngại trước tình trạng, đàn ong chết hàng loạt do hút phải mật có dính thuốc trừ sâu.

Trước đây, thời điểm này luôn được người nuôi ong ở Sơn La mong chờ nhất trong năm. Bởi đây là thời điểm mà ong sẽ cho nguồn mật dồi dào và tinh khiết nhất.

Điều này đã tạo nên thương hiệu của mật ong Sơn La. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng liều lượng, quy trình đã khiến cho người nuôi ong gặp nhiều khó khăn. Tình trạng ong đi lấy mật, dính thuốc bảo vệ thực vật và bị chết đang là nỗi lo của người nuôi ong.

Người dân lo lắng khi ong chết hàng loạt Người dân lo lắng khi ong chết hàng loạt

 

Đã 5 năm nay, cứ đến mùa hoa nhãn là chị Nguyễn Thị Nhàn lại chuyển ong từ tỉnh Yên Bái đến huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La để nuôi ong lấy mật. Những năm trước, nguồn mật ong hoa nhãn tại đây thu được rất dồi dào, mang lại lợi nhuận đáng kể. Chỉ với hơn 100 đàn ong, mỗi lần quay mật, chị Nhàn thu được khoảng 1 tấn mật ong chất lượng cao.

Nhưng mùa nhãn năm trước, lượng mật thu được rất thấp, bằng một nửa so với mọi năm. Chưa kể 1/3 đàn ong đã chết do gặp phải hoa nhãn có phun thuốc bảo vệ thực vật khi đi lấy mật.

Chị Nguyễn Thị Nhàn chia sẻ, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều quá nên chất lượng con ong và sức khỏe đi xuống, chết rất nhiều, kèm theo đó là chất lượng mật cũng bị giảm sút. Vì vậy, thu nhập cũng không đạt được như kỳ vọng.

Không chỉ chị Nhàn mà rất nhiều người nuôi ong tại Sơn La đang gặp phải khó khăn này. Nhiều người đã chọn giải pháp nhốt ong lại nếu biết một chủ vườn bên cạnh phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây. Tuy nhiên, do diện tích hoạt động của ong rất lớn, người nuôi ong không thể quản lý được nên việc ong bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và chết vẫn khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Văn Lành, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: “Ong đi lấy mật thì dính thuốc sâu nên thiệt hại cho người nuôi ong rất là lớn”.

Nuôi ong đã và đang là một nghề đem lại thu nhập ổn định cho người dân, ngoài việc, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về thực trạng lạm dụng thuốc sâu trên cây trồng; các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành liên quan cần có giải pháp, trong đó quan tâm kết nối người trồng trọt và người nuôi ong có tiếng nói chung, tìm ra giải pháp đảm bảo lợi ích kinh tế cho cả đôi bên và sức khỏe của người dân, để mật ong Sơn La giữ được chất lượng thơm ngon, tinh khiết và thương hiệu trên thị trường.

ĐÔNG XUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.