Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ổn định giá điện trong mùa cao điểm

Hoàng Minh - 15:26, 19/07/2022

Giá điện đang đứng trước áp lực tăng giá, khi các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện đều tăng vọt từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa đề xuất tăng giá điện và nhận được ủng hộ từ Bộ Công Thương.

EVN đề xuất chưa tăng giá điện
EVN đề xuất chưa tăng giá điện

Hiện giá điện đang đứng trước áp lực tăng giá, khi các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện đều tăng vọt từ đầu năm đến nay. Chẳng hạn, bình quân giá than trộn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc đã tăng 63%. Giá than nhập khẩu cũng tăng hơn gấp đôi, lên 304,8 USD/tấn. Dầu thô Brent lên 104,4 USD/thùng, gấp gần 2,5 lần.

Theo EVN, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 đã lên mức 1.915,59 đồng/kWh. Mức này cao hơn 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân đang áp dụng từ năm 2019, là 1.844,64 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện bình quân 2022 chưa gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hợp đồng mua bán điện còn lại trong 3 năm 2019 - 2021 của các đơn vị phát điện.

Giá bán lẻ điện bình quân được xem xét, điều chỉnh khi các thông số đầu vào của các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý) tăng từ 3% trở lên. Nếu giá bán điện bình quân cao hơn mức đang áp dụng từ 10% trở lên, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính kiểm ra, rà soát và báo cáo Thủ tướng quyết định mức tăng phù hợp.

Trước áp lực tăng giá, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu EVN tiết kiệm chi phí; Bộ Công Thương tính toán, xử lý những tồn tại liên quan đến chi phí của tập đoàn này để giữ ổn định giá điện.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.