Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Olympic Tokyo 2020 trước giờ khai cuộc

PV - 14:51, 22/07/2021

Hơn 11.000 VĐV trên khắp thế giới đã hội tụ về thủ đô Tokyo, Nhật Bản, chờ đón những ngày tranh tài sôi động tại kỳ Thế vận hội 2020.

Khẩu hiệu của Olympic Tokyo 2020. Ảnh: olympics.com
Khẩu hiệu của Olympic Tokyo 2020. Ảnh: olympics.com

Olympic Tokyo 2020, một kỳ Thế vận hội mùa Hè đặc biệt nhất trong lịch sử thể thao thế giới, chính thức khai mạc vào lúc 20h ngày 23/7 (giờ Nhật Bản, 18h giờ Việt Nam).

Bị hoãn đúng 1 năm do dịch COVID-19 hoành hành trên toàn thế giới, Olympic Tokyo 2020 bắt đầu trở lại bằng lễ khai mạc vào ngày 23/7/2021 và vẫn giữ nguyên tên gọi. Đây là kỳ Thế vận hội có số môn thi đấu kỷ lục, 33 môn với 339 nội dung, tương đương 339 bộ huy chương được trao cho các VĐV.

Khác mọi kỳ Đại hội trước đây, khi Olympic 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 và nhân loại đang cùng nhau chống lại nó, ngày 20/7, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã quyết định một thay đổi mới.

Theo đó, khẩu hiệu (slogan) của phong trào Olympic “Nhanh hơn - Cao hơn- Mạnh hơn” (tiếng Anh: Faster - Higher - Stronger) được bổ sung từ “Together” (cùng nhau) để thành: “Nhanh hơn - Cao hơn- Mạnh hơn - Cùng nhau”. Khẩu hiệu ngoài việc động viên các VĐV thi đấu hết sức mình để lập những kỷ lục mới còn muốn nhấn mạnh tinh thần đoàn kết trong bối cảnh toàn thế giới đang phải ứng phó với khó khăn hiện tại - dịch COVID-19.

Cũng tại kỳ Đại hội lần này, tinh thần chung tay đoàn kết còn được IOC thể hiện bằng việc lần đầu tiên tại lễ khai mạc, mỗi đoàn thể thao tham dự có 2 VĐV cầm quốc kỳ trong phần diễu hành.

Bên cạnh đó, với nỗ lực bảo vệ an toàn dịch bệnh cho tất cả các đoàn thể thao, Ban Tổ chức đã ban hành những biện pháp tối đa: Thành viên các đoàn thể thao phải có chứng nhận âm tính với COVID-19 còn hiệu lực mới được nhập cảnh; xét nghiệm hằng ngày trước khi luyện tập, trước mỗi trận đấu; tất cả các hoạt động tuân thủ nguyên tắc “bong bóng” tại làng VĐV…

Ban Tổ chức cũng không cho phép sử dụng phương tiện giao thông công cộng mà phải tuân theo lịch trình đã đăng ký trước. Tại khu vực nhà ăn, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, mọi người được phát găng tay riêng để lấy thức ăn…

Mặc dù Olympic 2020 diễn ra trong lúc thủ đô Tokyo đang ở trong tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19, đã có một số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở các VĐV, thành viên đoàn thể thao, nhưng Ban Tổ chức vẫn tin tưởng Thế vận hội sẽ diễn ra thành công.

Nơi ở của đoàn Việt Nam tại làng VĐV Olympic 2020. Ảnh: Tuổi trẻ
Nơi ở của đoàn Việt Nam tại làng VĐV Olympic 2020. Ảnh: Tuổi trẻ

Đoàn Thể thao Việt Nam sẵn sàng "ra trận"

Đến Nhật Bản vào ngày 19/7, sau khi ổn định nơi ăn ở, các VĐV Việt Nam bắt tay ngay vào luyện tập.

Trưởng đoàn Trần Đức Phấn cho biết để đảm bảo an toàn cũng như tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm, ngay từ khi đặt chân tới sân bay Narita cũng như quá trình nhập làng và tham gia các hoạt động chung, mỗi thành viên đều nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Tại lễ khai mạc, người rước quốc kỳ Việt Nam là VĐV điền kinh Quách Thị Lan và VĐV bơi Nguyễn Huy Hoàng.

Ngày 23/7, VĐV bắn cung Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Phi Vũ là 2 VĐV đầu tiên xuất trận, thi đấu vòng loại nội dung cung 1 dây (nam và nữ). /.

Một số hình ảnh về hoạt động của các VĐV Việt Nam:

VĐV bắn cung Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Phi Vũ luyện tập trước giờ xung trận. Ảnh: Tổng cục TDTT
VĐV bắn cung Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Phi Vũ luyện tập trước giờ xung trận. Ảnh: Tổng cục TDTT

VĐV boxing Nguyễn Văn Đương và Nguyễn Thị Tâm lần đầu tiên tham dự Thế vận hội.
VĐV boxing Nguyễn Văn Đương và Nguyễn Thị Tâm lần đầu tiên tham dự Thế vận hội.
VĐV Nguyễn Thùy Linh và Nguyễn Tiến Minh chuẩn bị luyện tập.
VĐV Nguyễn Thùy Linh và Nguyễn Tiến Minh chuẩn bị luyện tập.
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (ngoài cùng bên phải) trên "thao trường".
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (ngoài cùng bên phải) trên "thao trường".

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.