Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Olympic Tokyo 2020: Cô gái dân tộc Mường khát vọng chinh phục đỉnh cao

L.M (t/h) - 15:50, 02/08/2021

Quách Thị Lan trở thành vận động viên (VĐV) điền kinh đầu tiên của Việt Nam vào đến bán kết một nội dung chạy có đấu loại tại Olympic. Cô gái dân tộc Mường đang tiếp tục giấc mơ của mình trong lần đầu tiên góp mặt tại một kỳ Thế vận hội.

Theo lịch thi đấu từ Ban Tổ chức, Quách Thị Lan sẽ thi đấu để tranh suất vào Vòng chung kết nội dung 400m rào nữ vào lúc 18 giờ 30 tối nay, 2/8/2021. Chương trình thi đấu của Quách Thị Lan sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV6 Đài Truyền hình Việt Nam.

VĐV Quách Thị Lan (VĐV số 385) trở thành VĐV châu Á duy nhất giành suất vào bán kết 400m rào nữ ở Olympic Tokyo 2020
VĐV Quách Thị Lan (VĐV số 385) trở thành VĐV châu Á duy nhất giành suất vào bán kết 400m rào nữ ở Olympic Tokyo 2020

Kể từ khi "nữ hoàng tốc độ" Vũ Thị Hương vượt qua vòng loại nội dung 100m nữ tại Olympic Bắc Kinh 2008, đến nay thể thao Việt Nam mới có thêm một tuyển thủ điền kinh làm được điều tương tự. Quách Thị Lan đã tái lặp kỳ tích đó, thậm chí còn vào thẳng vòng bán kết nội dung 400m rào nữ tại Olympic Tokyo 2020.

Đây là vinh dự cũng là niềm tự hào lớn đối với cô gái 25 tuổi, dân tộc Mường, khi chị đến với đấu trường thể thao lớn nhất thế giới bằng suất đặc cách của Liên đoàn Điền kinh Thế giới và Ủy ban Olympic Quốc tế dành cho quốc gia không có VĐV giành vé trực tiếp.

Càng vinh dự hơn, khi Quách Thị Lan còn trở thành VĐV châu Á duy nhất giành suất vào bán kết 400m rào nữ ở Thế vận hội năm nay. Thông số 55 giây 71 ở vòng loại, thành tích tốt thứ 2 trong sự nghiệp của Lan, được đánh giá khá cao, trong bối cảnh cô không được tập huấn và thi đấu cọ xát trong gần 2 năm qua do đại dịch COVID-19.

“Vào đến bán kết 400m rào nữ đã là thành công đối với Quách Thị Lan. Cơ hội lọt vào vòng chung kết là rất nhỏ, bởi các đối thủ quá mạnh. Hy vọng Lan sẽ thi đấu tốt, vượt qua chính mình”.


Ông Nguyễn Mạnh HùngTổng Thư ký Liên đoàn Điền kinh Việt Nam

Vòng bán kết nội dung 400m rào nữ có sự góp mặt của 24 VĐV, chia làm 3 lượt thi đấu. Mỗi đợt lấy 2 VĐV nhất, nhì, cộng thêm 2 VĐV có thành tích tốt nhất còn lại để tranh suất 8 VĐV vào vòng chung kết.

Tại bán kết, Quách Thị Lan chạy ở làn số 3 khá thuận lợi, ngay lượt đầu tiên. Các đối thủ của cô toàn VĐV đến từ châu Âu và châu Mỹ, gồm VĐV Amalie Iuel (Na Uy, hạng 13 thế giới, thành tích tốt nhất 54 giây 72); Carolina Krafzik (Đức, hạng 17 thế giới, 54 giây 72); Paulien Couckuyt (Bỉ, hạng 36 thế giới, 54 giây 90); Janieve Russel (Jamaica, hạng 10 thế giới, 53 giây 68); Dalilah Muhamad (Mỹ, hạng 2 thế giới, 52 giây 42); Sage Watson (Canada, hạng 11 thế giới, 55 giây 46); Linda Olivieri (Italy, hạng 30 thế giới, 55 phút 54 giây).

Sau khi có cơ hội thi đấu với VĐV người Mỹ Sydney McLaughlin (người giữ kỷ lục thế giới 51 giây 90) ở vòng loại, Quách Thị Lan tiếp tục được tranh tài với một VĐV đẳng cấp người Mỹ khác, là Dalilah Muhammad. Cô hiện là đương kim vô địch Olympic 400m rào nữ, nhà vô địch thế giới tại Doha (Qatar) 2019. Thành tích của VĐV này thuộc top 3 VĐV có thành tích tốt nhất ở vòng loại với thời gian 52 giây 42.

Trong số 8 VĐV góp mặt ở lượt chạy đầu tại bán kết, ngoài đại diện Việt Nam, chỉ có 3 VĐV nữa cùng so tài với cô ở bán kết có kết quả chạy hơn 55 giây ở vòng loại, gồm Amalie Iuel, Sage Watson và Linda Olivieri. Bốn chân chạy nữ còn lại đều hoàn thành cuộc thi vòng loại của họ với thời gian dưới 55 giây.

Kỷ lục cá nhân của Quách Thị Lan ở 400m rào nữ là 55 giây 30 giây, từng giúp cô giành Huy chương Vàng tại ASIAD 2018 ở Indonesia./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.