Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ô nhiễm không khí trên thế giới ngày càng trầm trọng

Duy Ly (biên dịch theo CNN) - 18:13, 08/04/2022

Theo một báo cáo mới đây của IQAir, một đơn vị chuyên theo dõi chất lượng không khí toàn cầu, cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trung bình hàng năm ở các quốc gia đã vượt quá hướng dẫn về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Ấn Độ đang ở mức báo động.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Ấn Độ đang ở mức báo động.

Chỉ có 222 thành phố trong số 6.475 thành phố được phân tích có chất lượng không khí trung bình đạt tiêu chuẩn của WHO.

Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh là những quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất, vượt quá tiêu chuẩn ít nhất 10 lần.

Các quốc gia thuộc Scandinavia (các nước Bắc Âu như Phần Lan, Đan Mạch Na Uy, Thuỵ điển…), Úc, Canada, Nhật Bản và Vương quốc Anh được xếp hạng cao nhất về chất lượng không khí.

Glory Dolphin Hammes, Giám đốc điều hành của IQAir Bắc Mỹ cho biết: “Báo cáo này nhấn mạnh sự cần thiết của các chính phủ trên thế giới về những hành động kịp thời nhằm làm giảm ô nhiễm không khí toàn cầu”.

Các quốc gia và khu vực ô nhiễm nhất trên thế giới
Các quốc gia và khu vực ô nhiễm nhất trên thế giới

PM 2.5 là chất ô nhiễm nhỏ nhất nhưng cũng là chất nguy hiểm nhất. Khi hít vào, nó sẽ đi sâu vào mô phổi, thậm chí có thể đi vào máu. Loại bụi mịn này xuất phát từ các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, bão bụi và cháy rừng. Nó có thể đe doạ đến sức khoẻ con người với một số căn bệnh thường gặp như: hen suyễn, bệnh tim và các bệnh hô hấp khác… Hàng triệu người đã tử vong mỗi năm vì các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí.

Tại Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí tăng đột biến vào năm 2021 so với năm 2020. Trong số hơn 2.400 thành phố của Hoa Kỳ được phân tích, không khí tại Los Angeles vẫn bị ô nhiễm nặng nhất dù đã giảm 6% so với năm 2020. Atlanta và Minneapolis chứng kiến ​​sự gia tăng ô nhiễm đáng kể.

Trung Quốc vốn là một trong những quốc gia có chất lượng không khí ở mức báo động đỏ đã cải thiện vị trí vào năm 2021. Hơn một nửa số thành phố của Trung Quốc được phân tích trong báo cáo có mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn so với các năm trước. Theo báo cáo, thủ đô Bắc Kinh tiếp tục có xu hướng cải thiện chất lượng không khí trong 5 năm trở lại đây do chính sách cắt giảm những ngành công nghiệp gây ô nhiễm trong thành phố.

Báo cáo cũng cho thấy, Rừng mưa nhiệt đới Amazon- từng đóng vai trò là lực lượng bảo vệ chính của thế giới chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, hiện đã thải ra nhiều khí carbon dioxide (CO2) hơn. Chính việc chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng đã đe dọa hệ sinh thái quý giá này, gây ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

Báo cáo cũng chỉ ra một số điểm bất bình đẳng đó là các trạm quan trắc vẫn còn ít ỏi ở một số nước đang phát triển ở Châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông, dẫn đến tình trạng khan hiếm dữ liệu về chất lượng không khí ở các khu vực này.

Thủ đô Hà nội là một trong những thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí cao ở châu Á
Thủ đô Hà nội là một trong những thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí cao ở châu Á

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã kết luận trong báo cáo năm 2021 rằng, ngoài việc làm chậm tốc độ ấm lên toàn cầu, việc hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí và sức khỏe cộng đồng.

Tại Việt Nam, Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố được theo dõi trên hệ thống IQAir thế giới. Trong đó thủ đô Hà Nội thường xuyên ghi nhận chất lượng không khí ở mức độ 4 - mức không lành mạnh cho sức khoẻ (có thời điểm ghi nhận nồng độ PM2.5 trong không khí cao gấp 17 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO).

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.