Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nuôi vịt trời trên Cao nguyên đá

PV - 10:31, 13/01/2018

Trong những năm qua, phong trào “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác”, phát triển kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu trên quê hương được đông đảo bạn trẻ nhiệt tình hưởng ứng. Trên Cao nguyên đá Hà Giang đã có nhiều đoàn viên, thanh niên làm giàu từ hai bàn tay trắng.

Một trong số đó là anh Lưu Trung Áo (sinh năm 1988, thôn Nghè, xã Hương Sơn, huyện Quang Bình). Không chỉ là Phó Bí thư Đoàn xã gương mẫu, nhiệt tình trong công việc, anh còn tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Hiện, anh đang rất thành công với mô hình nuôi vịt trời và đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định.

Anh Áo chia sẻ: Anh sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, lại đông anh em nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2009, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở về địa phương và tích cực tham gia công tác xã hội.

Anh Lưu Trung Áo và trang trại vịt trời của mình. Anh Lưu Trung Áo và trang trại vịt trời của mình.

 

Với khát vọng làm giàu trên chính quê hương, thời gian đầu, anh Áo gom góp được chút vốn và đầu tư vào chăn nuôi lợn. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ lại bấp bênh, nên bị thua lỗ. Không nản chí, qua tìm hiểu thông tin trên báo, mạng internet; đầu năm 2017, anh Áo mạnh dạn đầu tư vào mô hình chăn nuôi vịt trời.

Được sự tận tình giúp đỡ của Huyện đoàn Quang Bình, anh Áo đã liên hệ với Vườn con giống Quang Bình. Với chính sách cho vay nửa tiền giống, anh Áo đầu tư mua 800 con vịt giống với giá hơn 10.000 đồng/con. Sau gần 4 tháng chăn nuôi, trang trại vịt trời của anh bắt đầu cho thu hoạch, lứa đầu cho thu nhập gần 20 triệu đồng.

Theo anh Áo, giống vịt trời có sức đề kháng tốt, có thể chủ động được nguồn thức ăn (lượng thức ăn ít hơn 1/3 so với vịt bầu), mặc dù trọng lượng vịt thương phẩm chỉ khoảng 1,2–1,3 kg/con nhưng chất lượng thịt thơm ngon.

Hiện, vịt thương phẩm bán ra thị trường có giá dao động từ 120-140 nghìn đồng/con. Chủ yếu là bán lẻ cho người dân và một số nhà hàng trong huyện. Để có thể phát triển trang trại, mở rộng quy mô anh đã đầu tư thêm hệ thống chuồng trại, ấp trứng vịt giống để chủ động nguồn con giống.

Bên cạnh đó, anh cũng khuyến khích và chia sẻ kinh nghiệm nuôi vịt cho bà con trong thôn để mọi người cùng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Không thỏa mãn với những gì đang có, ngoài việc nuôi vịt trời, anh Áo phát triển thêm mô hình trồng cam sành. Với trang trại rộng hơn 1ha, anh trồng hơn 1 nghìn gốc cam sành. Những năm đầu, vườn cam của gia đình anh cho thu nhập trung bình khoảng 100 triệu đồng/ năm.

Anh Phạm Đình Trung, Bí thư Huyện đoàn Quang Bình khẳng định: “Với tinh thần dám nghĩ, dám làm; anh Lưu Trung Áo còn là một trong những tấm gương điển hình trong phong trào khởi nghiệp để nhiều đoàn viên, thanh niên học tập, noi theo”.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.