Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nuôi cá lăng trên Hồ sinh thái Na Hang

PV - 10:08, 05/03/2018

Nhằm khai thác có hiệu quả mặt nước Hồ sinh thái Na Hang để phát triển nuôi trồng thủy sản, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang tổ chức thực hiện mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè tại Hồ sinh thái Na Hang.

Mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè của Công ty TNHH Thường Mai, thị trấn Na Hang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi cá lăng trong lồng bè của Công ty TNHH Thường Mai, thị trấn Na Hang đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã hỗ trợ vốn cho 2 Công ty TNHH Thường Mai, Long Giang, thị trấn Na Hang mỗi công ty 1.000 cá lăng giống và được hỗ trợ thức ăn, vôi, thuốc, hóa chất để cải tạo môi trường nước nuôi và phòng trị bệnh cho cá.

Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn cho các đơn vị tham gia mô hình, ứng dụng tốt kỹ thuật từ cách xây dựng lồng bè, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm đến cách chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá… Sau một thời gian nuôi, hiện nay cá lăng thích nghi tốt với điều kiện môi trường nuôi lồng trên hồ chứa, cá sinh trưởng phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ sống trung bình trên 80%.

Ông Vũ Đình Thường, Giám đốc Công ty TNHH Thường Mai cho biết, sau hơn 1 năm nuôi đến thời điểm này, trung bình mỗi con cá đạt gần 2kg, sản lượng đạt trên 1,5 tấn, với giá bán cá thương phẩm trên thị trường dao động từ 100.000 đến 110.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí có lãi khoảng từ 70-80 triệu đồng.

QUỐC VIỆT

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.