Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân Thạch Em với người dân ấp Chông Nô 2

PV - 14:40, 11/12/2018

Phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh Trà Vinh. Theo đó, ngày càng có nhiều điển hình vừa làm kinh tế giỏi, vừa tích cực tham gia các hoạt động trong cộng đồng. Những đóng góp của họ đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển chung của địa phương. Anh Thạch Em (dân tộc Khmer) ở ấp Chông Nô 2, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) là một trong những điển hình như thế.

Anh Thạch Em bên cây dừa sáp-một loại cây đã giúp anh và nhiều hộ Khmer ở ấp Chông Nô 2 có thu nhập khá cao. Anh Thạch Em bên cây dừa sáp-một loại cây đã giúp anh và nhiều hộ Khmer ở ấp Chông Nô 2 có thu nhập khá cao.

Với vai trò là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) hơn 10 năm qua, anh Thạch Em luôn đau đáu trong lòng nỗi lo cho người nghèo, thương những mảnh đời cơ nhỡ. “Nói đi đôi với làm”, anh bắt đầu lập ra kế hoạch và đề xuất với cấp ủy, UBND xã Hòa Tân thành lập nhiều mô hình tương trợ trong cộng đồng và vận động người dân cùng tham gia.

Theo đó, hằng năm anh Thạch Em đã vận động người dân hiến tặng hơn 250 cây dừa sáp (mỗi cây tương ứng 100.000 đồng), số tiền thu được mỗi năm đã hỗ trợ từ 6 đến 10 trường hợp khó khăn, chủ yếu là những hộ có người bị bệnh, người già neo đơn, người bị ảnh hưởng chất độc Dioxin. Đồng thời, mô hình “Hũ gạo tình thương” hằng năm cũng thu được hàng tấn gạo để giúp những trường hợp khó khăn đột xuất và cung cấp 500kg gạo cho bếp ăn từ thiện của Bệnh viện Đa khoa huyện Cầu Kè.

Anh Thạch Em tâm sự: Công tác từ thiện là hạnh phúc của tôi. Nhiều hộ sống trong hoàn cảnh rất khó khăn bởi họ mất khả năng lao động, neo đơn, bệnh tật... Với số tiền, gạo, phần giúp đỡ bà con không đáng là bao nhưng nó có thể giúp họ phần nào giảm bớt khó khăn... Chỉ tính từ đầu năm đến nay, anh đã vận động hơn 200 phần quà, mỗi phần trị giá 300.000 đồng để giúp người nghèo giảm bớt khó khăn.

Ngoài những đóng góp trong công tác thiện nguyện, anh Thạch Em còn là người năng nổ đi đầu thực hiện mô hình trồng dừa sáp xen chanh không hạt trên đất trồng lúa kém hiệu quả. Để thực hình mô hình đạt hiệu quả, anh đã tìm đến Viện Nghiên cứu cây có dầu TP. Hồ Chí Minh và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh để có cách chăm sóc, phòng trị bệnh đúng kỹ thuật. Sau 3 năm triển khai, mô hình bắt đầu cho thu hoạch gần 100 triệu đồng/công, sau khi trừ chi phí còn lời hơn 60 triệu đồng/công.

Với lợi thế là người đi trước, trồng chanh hiệu quả cao, anh luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cây để các hộ khác làm theo. Đến nay, mô hình trồng dừa sáp, chanh không hạt được nhân rộng trên diện tích 20ha tại ấp Chông Nô 2, xã Hòa Tân để nông dân đến thăm quan học tập.

Theo ông Nguyễn Lê Vinh, Chủ tịch UBND xã Hòa Tân nhận xét: Anh Thạch Em lúc nào cũng xông xáo, nhiệt huyết trong các hoạt động xã hội và phát triển kinh tế, rất được bà con nhân dân kính trọng. Những việc làm của anh đã góp phần cùng với chính quyền phát triển kinh tế, mang lại niềm vui cho người nghèo.

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.