Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân Tây Nguyên thu nhập cao từ trồng bơ

PV - 16:31, 15/07/2019

Những năm gần đây, ở Tây Nguyên bơ quả xuất hiện gần như quanh năm. Khác với tâm lý thu hoạch các loại cây trồng khác, người trồng bơ nơi đây rất phấn khởi bởi bơ hiện đang bán với giá cao.

Với 50 cây bơ năm nay ông Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kiun, Đăk Lăk thu về khoảng 300 triệu đồng. Với 50 cây bơ năm nay ông Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kiun, Đăk Lăk thu về khoảng 300 triệu đồng.

Ở các tỉnh Tây Nguyên có tới hàng trăm ha bơ các loại, tập trung chủ yếu ở Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Trong đó tỉnh Đăk Lăk được đánh giá là “thủ phủ” của cây bơ với trên 2.100ha bơ quy chuẩn, sản lượng ước đạt trên gần 20 ngàn tấn, trong đó, diện tích bơ tập trung nhiều nhất ở các huyện Cư M’gar, Krông Pắc, Krông Búk, Krông Năng, Cư Kuin, Ea H’Leo, Buôn Đôn… Cây bơ hầu hết được trồng xen canh trong các vườn cà phê, hồ tiêu, trung bình mỗi ha trồng xen canh thêm được 120-150 cây bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khác với những năm trước, năm nay thời tiết ở Tây Nguyên có nhiều biến đổi, điều này dẫn đến thời điểm thu hoạch bơ nơi đây cũng khác nhiều. Mùa bơ ở Tây Nguyên đã và đang kéo dài hầu như quanh năm, loại bơ chính vụ lại trở thành trái vụ, bơ trái vụ lại trở thành chính vụ. Điều này làm cho sản lượng bơ quả không tập trung vào một thời điểm nhất định mà xuất hiện rãi ở nhiều thời điểm khác nhau. Do vậy, giá bơ cao hơn hẳn so với những năm trước.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kiun, Đăk Lăk cho biết: Năm nay, bơ bán với giá hơn những năm trước. Loại bơ 2 quả/kg trung bình giá bàn 70 ngàn đồng/kg, có thời điểm tôi bán với giá hơn 100 ngàn/kg. Gia đình tôi có khoảng 50 cây bơ cho quả, đến thời điểm hiện tại đã thu hoạch được 3/4 lượng quả, nếu thu hoạch hết dự kiến thu về khoảng trên 300 triệu đồng.

Cũng như ông Đức, bà Lê Thị Thu ở xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk cho biết: Nhà tôi có 17 cây bơ trồng xen canh trong vườn cà phê, hồ tiêu. Nếu như giá cà phê, hồ tiêu giảm mạnh thì năm nay, giá bơ quả lại tăng cao và bán chạy hàng. Hằng ngày có rất nhiều thương lái đến hỏi mua. Giá thế này người trồng bơ chúng tôi ai cũng phấn khởi cả. Nếu bán hết chắc cũng thu về 70-80 triệu đồng.

Là người làm nghề thu mua bơ lâu năm, ông Nguyễn Văn Lăng, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk cho biết: Năm nay, giá bơ cao hẳn so với những năm trước, chúng tôi thu mua tại vườn, bơ loại 1 có giá từ 45-50 ngàn đồng/kg, bơ sáp loại 2 có giá từ 35-40 ngàn đồng/kg, loại 3 từ 25-30 ngàn đồng/kg. Bơ được giá, chúng tôi thu mua cũng dễ mà người bán cũng vui.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, bơ là một loài cây ăn trái phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên, trước đây, nông dân các dân tộc ở Tây Nguyên trồng bơ để làm hàng rào, hoặc làm cây che bóng mát, bơ quả không tiêu thụ được, chỉ để ăn, làm quà tặng người thân… Đến nay người nông dân các dân tộc ở Tây Nguyên đã xem cây bơ là cây kinh tế hàng hóa, ngoài việc trồng xen trong các vườn cây còn trồng thuần trong vườn, mở trang trại trồng thuần các loại bơ chất lượng cao.

Theo tính toán thì thu nhập của 1ha bơ tuổi 8-9 năm có năng suất 110-140 kg/cây và giá bán trung bình từ 20.000 đồng/kg sẽ đạt mức thấp là 407 triệu đồng/ha (chưa tính cà phê), các năm sau năng suất tiếp tục tăng cao. Ngoài ra, bơ rải vụ cho nguồn thu nhập ở nhiều thời điểm không trùng với cà phê, do vậy bà con nông dân Tây Nguyên có vốn để đầu tư, giảm thiểu vay cà phê non (giá thấp) ở nhiều hộ khó khăn.

BÁ THĂNG

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.