Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân Tây Nguyên cần một giải pháp căn cơ cho thị trường nông sản

Lê Hường - 14:51, 17/06/2021

Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, nhiều loại nông sản ở Tây Nguyên rớt giá mạnh, không tiêu thụ được. Đây chính là lúc các cấp chính quyền, người nông dân nhìn nhận rõ hơn những hạn chế trong tư duy sản xuất, từ đó có giải pháp căn cơ, đồng bộ để vượt qua khó khăn trước mắt, và tính kế lâu dài.

Đặc sản bơ booth rót giá, có thời điểm chỉ còn 6.000 đồng/kg.
Đặc sản bơ booth rót giá, có thời điểm chỉ còn 6.000 đồng/kg.

Đặc sản mất giá vì dịch

Những năm trước, các loại trái đặc sản như bơ booth, bơ 034 (bơ sáp), có giá 100 -120 nghìn đồng/kg, còn các loại bơ khác cũng 30 - 50 nghìn đồng/kg. Nhưng, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá chỉ bằng 1/5 mà thương lái cũng không mặn mà, nhiều chủ vườn để bơ rụng đầy gốc.

Thời điểm này, vườn bơ của gia đình ông Nguyễn Văn Thuân, thôn Thuận Thành, xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã bước vào vụ thu hoạch. Bình thường, thương lái đến tận vườn, tự cắt hái thu mua, nhưng năm nay thị trường bơ trầm lắng hẳn. Người mua không thấy, giá xuống thấp chẳng đủ chi phí đầu tư. 

Ông Thuận cho biết, gia đình ông có 2 ha bơ 034 trồng xen canh trong vườn cà phê. Mấy năm trước, thương lái tranh nhau mua, với giá tại vườn 80 nghìn đồng/kg, nay chỉ còn 15-20 nghìn đồng/kg, còn không có người hỏi mua. 

"Nhiều năm trồng bơ, tôi chưa thấy khi nào giá giảm mạnh thế này. Mới đầu mùa mà giá xuống thấp thế này, vào chính vụ không biết có bán được không hay để rụng đầy gốc như mùa bơ booth năm ngoái. Nhiều hộ để bơ rụng rồi cào vào gốc ủ làm phân bón cây luôn", ông Thuận nói.

Nhiều năm thu mua bơ tại các vườn, bà Phạm thị Thảo, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Những năm trước, bơ xuất đi Trung Quốc và các tỉnh xa, với số lượng lớn nên hàng khan hiếm, giá cao. Mỗi ngày tôi gom cả tấn. Hai năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp, hàng không đi được, chủ yếu tiêu thụ trong vùng và xuất lẻ tẻ cho giới buôn TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội nên có khi cả tuần chỉ bán vài tạ.

Không chỉ bơ, nhiều nông sản khác cũng rơi vào thảm cảnh tương tự. Xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, là vựa xoài của tỉnh Đắk Nông trên diện tích hơn 500 ha. Mỗi năm, Đắk Gằn xuất hàng trăm tấn xoài Đài Loan, xoài Úc đi Trung Quốc. Mấy năm trước, thương lái vào tận vườn thu mua với giá 12 - 15 nghìn đồng/kg, năm nay chỉ còn 2 - 4 nghìn đồng/kg.

Gia đình anh Nguyễn Văn Vịnh, thôn Trung Sơn, xã Đắk Gằn, có hơn 1.000 cây các loại xoài xuất khẩu. Năm ngoái, vườn xoài mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu cho gia đình, năm nay, chỉ bán được xoài loại 1 đủ để trả tiền phân bón. Toàn bộ số xoài loại 2 giờ phải đổ bỏ để làm cành, chăm sóc cho cây. 

“Xoài đã già càng neo trên cây lâu càng lỗ vì ruồi vàng chích xì nhựa, quả sẽ hư hỏng. Nhiều nhà mặc cho xoài chín rụng, hoặc xả xuống đất để làm phân vi sinh”, anh Vịnh cho hay.

Cần hướng tới giải pháp bền vững

Để giảm rủi do, tìm thị trường ổn định cho các loại nông sản, cần phải có những giải pháp căn cơ,  lâu dài.

Cần có giải pháp lâu dài cho thị trường tiêu thụ nông sản để người nông dân yên tâm sản xuất.
Cần có giải pháp lâu dài cho thị trường tiêu thụ nông sản để người nông dân yên tâm sản xuất.

Ông Đỗ Viết Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông)  cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều chủ vườn chỉ bán được quả đẹp, còn lại phải bỏ. Xã đã có kiến nghị với các cơ quan chức năng kêu gọi các doanh nghiệp có chế biến sâu về cây ăn trái, để từng bước khảo sát tiến tới đầu tư. Đồng thời, động viên bà con cố gắng chăm sóc, giữ vườn cây.

“Chúng tôi có kiến nghị với cơ quan nhà nước, ngân hàng có cơ chế gia hạn nợ; hoặc khoanh nợ giảm lãi suất cho vay đối với người trồng xoài để giảm thiểu thiệt hại, rủi ro do ảnh hưởng của dịch bệnh”, ông Hạnh nói.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, ngoài những cây trồng chủ lực như cà phê, tiêu…, hiện tỉnh Đắk Lắk có khoảng 36.450 ha cây ăn quả, chủ lực là trái bơ, sầu riêng,... Sản lượng lớn trái cây này được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tiêu thụ đi các tỉnh, thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội. 

Nhưng hiện nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, việc vận chuyển khó khăn, người tiêu dùng hạn chế ra ngoài, dẫn đến việc nhiều loại nông sản rớt giá mạnh. Đặc biệt là bơ booth, hai năm nay giá xuống, có thời điểm chỉ còn 6.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Hòa Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, một số nông sản mất giá, một phần do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nguyên nhân chính là, sản xuất chưa gắn liền với tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, về phía người dân cần hướng tới việc liên kết sản xuất, tạo ra vùng sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn quốc tế, có chứng nhận. Khi đạt được những điều này, thì đầu ra sẽ rộng mở hơn, vì sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường nhiều nước... 

"Đồng thời, tỉnh cũng sẽ có giải pháp kêu gọi doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến sâu nông sản để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp", ông Nguyễn Hòa Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho hay

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.