Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân mang nợ vì liên kết trồng khoai lang Nhật

PV - 09:44, 03/10/2018

Năm 2018, Công ty TNHH nông nghiệp Bazan (trụ sở tại TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, gọi tắt là Công ty Bazan) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm khoai lang Nhật, cung ứng vật tư với nhiều hộ nông dân ở xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh (Phú Yên), diện tích sản xuất hơn 7ha.

khoai lang Nhật Người dân bức xúc vì khoai lang bỏ hoang ngoài ruộng công ty vẫn không đến thu mua.

Trước khi tiến hành trồng, Công ty Bazan tập huấn và đưa nông dân, lãnh đạo xã Đức Bình Đông đi tham quan mô hình trồng khoai tại các huyện: M’Đrắk, Ea H’leo (Đăk Lăk) và vùng lân cận của Đăk Nông.

Để tạo niềm tin với người dân, Công ty ứng toàn bộ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng và ký hợp đồng cam kết bao tiêu với giá thấp nhất 7.000 đồng/kg; sản lượng cam kết đạt 1,2 tấn/sào (1 sào tương đương 500m2) trở lên. Những người tham gia trồng phải đóng vốn “đối ứng” cho Công ty 2 triệu đồng/1.000m2.

Anh Trương Văn Khánh (xã Đức Bình Đông) cho biết, vì thấy Công ty có cam kết nên gia đình anh đã vay 120 triệu đồng để đầu tư trồng 2,7ha khoai lang Nhật; đã “đối ứng” cho Công ty Bazan số tiền 40 triệu đồng, chưa kể chi phí chăm sóc, thuê công lao động trong suốt 3 tháng cho khoai phát triển.

Bây giờ, nhìn ruộng khoai đến kỳ thu hoạch nhưng phải vứt bỏ ngoài đồng, anh Khánh chua xót: “Cứ ngỡ họ làm ăn đàng hoàng thì mình mới dám vay 120 triệu để đầu tư trồng khoai. Ai ngờ bây giờ gia đình phải mang nợ! Nay phần lớn diện tích khoai đã quá lứa thu hoạch 3 tháng nên hầu hết bị côn trùng phá hoại. Gia đình cũng thử nhổ khoai mang ra chợ để bán vớt vát lại ít vốn nhưng rất ít người mua”.

Tương tự tình cảnh gia đình anh Khánh, ông Nguyễn Cư (xã Đức Bình Đông) đành phải nhổ bỏ khoai lang để trả đất lại cho chủ, vì trước đó gia đình đã phải thuê đất với giá 1,5 triệu đồng/sào. Ông Cư ngao ngán: “Trồng khoai tốn bao nhiêu chi phí để chăm sóc nhưng giờ không có ai mua. Nếu cứ làm ăn thế này thì phần khổ thuộc về người nông dân”.

Trước phản ánh của nông dân, chính quyền xã Đức Bình Đông đã trực tiếp liên lạc, thậm chí lên tận trụ sở của Công ty Bazan để làm việc nhưng bất thành. Ông Nguyễn Đình Quốc, Chủ tịch UBND xã Đức Bình Đông, cho biết: “Trước đây khi công ty ký hợp đồng bao tiêu nông sản, chính quyền xã đứng ra xác nhận. Chính vì thế, khi nông dân phản ánh, chúng tôi đã tìm cách làm việc với Công ty Bazan nhưng không được. Ngoài diện tích hơn 7ha chưa thu hoạch, Công ty Bazan từng thu mua 13 tấn khoai của nông dân nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán tiền cho bà con”.

Theo ông Quốc, chính quyền và người dân đang nhờ các bên tư vấn về quy trình thủ tục để tiến hành khởi kiện đối với công ty này.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.