Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nông dân Bình Phước: Điêu đứng vì cây tiêu

PV - 10:50, 19/04/2019

Tình trạng tiêu chết hàng loạt trong những năm gần đây tại tỉnh Bình Phước khiến hàng trăm nông hộ trồng tiêu lao đao, thiệt hại nặng nề về kinh tế. Để hỗ trợ nông dân vượt qua khó khăn, các ngành chức năng của tỉnh Bình Phước đang tham mưu cho UBND tỉnh có những chính sách hỗ trợ sản xuất cho nông dân, đồng thời định hướng cho bà con chuyển đổi một phần diện tích trồng tiêu sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao nhằm ổn định cuộc sống.

Bà Nguyễn Thị Hương (xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập) đau xót nhìn hàng ngàn trụ tiêu của gia đình bị chết dần. Bà Nguyễn Thị Hương (xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập) đau xót nhìn hàng ngàn trụ tiêu của gia đình bị chết dần.

Tình trạng tiêu chết chưa tìm ra cách trị

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tỉnh Bình Phước, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có tổng diện tích cây tiêu là 17.178ha. Tuy nhiên, gần đây năng suất tiêu giảm đáng kể, niên vụ 2017-2018 chỉ đạt 14 tạ/ha, sản lượng giảm hơn 40% so niên vụ 2016-2017. Hồ tiêu bị bệnh chết nhanh hàng loạt, tập trung ở một số huyện, thị xã như: Bù Gia Mập 310ha, Bình Long 79ha, Hớn Quản 54 ha, Bù Đốp 41,1ha, Lộc Ninh 25,5ha và Đồng Phú 8,5ha…

Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vườn tiêu bị chết hàng loạt ngoài yếu tố do biến đổi khí hậu thì còn nhiều yếu tố khác tác động, trong đó có nguyên nhân người trồng không nắm chắc kỹ thuật chăm sóc khiến các dịch bệnh hại hồ tiêu dễ bùng phát và lây lan. Bên cạnh đó, giá tiêu giảm sâu khiến nhiều nông dân bỏ vườn tiêu, không chăm sóc nên cây bị suy kiệt.

Cuối năm 2018, trên địa bàn xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, hàng trăm ha tiêu bị nhiễm bệnh khiến người dân lao đao. Bà Nguyễn Thị Hương (thôn 10) là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nhất. Theo bà Hương, năm 2010, thời điểm hạt tiêu có giá rất cao, gia đình bà trồng thử nghiệm 300 trụ, thấy tiêu phát triển tốt gia đình bà tiếp tục mở rộng diện tích lên 6.000 trụ. Năm 2017, hơn 1.000 trụ của gia đình bà Hương bị nhiễm bệnh chết dần. Đến cuối năm 2018, gần 5.000 trụ tiêu còn lại của gia đình bà tiếp tục bị chết, thiệt hại hàng tỷ đồng.

Cùng chung cảnh ngộ, gia đình bà Nguyễn Thị Lý (ngụ tại thôn 9) cũng bị thiệt hại khoảng 2.500 trụ tiêu (tương đương gần hơn 1,5ha) do nhiễm bệnh; gia đình anh Lê Đình Thành (ấp Thanh Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản) có 2.000 trụ tiêu bị ngả vàng, rụng lá rồi chết…

Các ngành chức năng vào cuộc

Trước tình trạng này, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước đã mời các nhà khoa học về khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp giúp người dân đối phó sâu bệnh trên cây tiêu. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có được những giải pháp cứu tiêu hữu hiệu.

Để hỗ trợ nông dân vượt qua những khó khăn trong bối cảnh tiêu mất mùa, rớt giá, khan hiếm nhân công, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ sản xuất cho nông dân, đồng thời đề nghị người dân thu hoạch tiêu tránh làm cây suy kiệt. Trong dự án phát triển tiêu bền vững, Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam sẽ đồng hành với nhà nông về kỹ thuật cũng như thu mua hồ tiêu. Sở NN&PTNT đã đề nghị UBND các huyện, thị xã hỗ trợ nông dân thu hoạch tiêu. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng tích cực khuyến cáo người dân không nên bỏ thu hoạch sẽ khiến hồ tiêu kiệt sức trong vụ tiếp theo. Không chuyển đổi ồ ạt sang trồng cây khác, sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế, chỉ nên chuyển đổi những vườn tiêu trên đất quá trũng hoặc quá cao thiếu nước tưới tiêu vào mùa khô, năng suất kém.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước-Lê Thị Ánh Tuyết cho biết: Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi một phần diện tích cây tiêu bằng một số cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đồng thời khuyến cáo nông dân không nên trồng lại cây tiêu trên diện tích tiêu đã chết vì hiện nay quy mô diện tích trồng tiêu đã vượt hơn 3.000ha theo kế hoạch của tỉnh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã làm việc với Công ty da vị Nedspice (Hà Làn) tiến hành thu mua cho người dân với khoảng 10 ngàn tấn. Qua đó tạm thời giải quyết phần nào khó khăn cho người dân trong vụ mùa năm nay.

VĂN ĐOÀN

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.