Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội

PV - 22:34, 13/03/2018

Mùa Xuân là mùa của lễ hội, đây cũng là “thời điểm vàng” cho dịch vụ ăn uống. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, những nhà hàng lớn nhỏ, quán ăn mọc lên như nấm.

Mặc dù công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng tập trung triển khai, tuy nhiên với số lượng khách du Xuân quá đông thì nỗi lo về thực phẩm bẩn mùa lễ hội vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm.

Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cả nước ta hiện có trên 8.500 lễ hội trải dài khắp trên dải đất hình chữ S. Với con số trên, đã đủ hình dung về số lượng các cửa hàng ăn uống, dịch vụ ăn theo “khổng lồ” như thế nào. Để thấy rõ hơn, cụ thể hơn về tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan trong mùa lễ hội, chúng tôi đã tìm đến một số tỉnh, thành có số lượng lễ hội nhiều nhất trong cả nước.

Cơ quan chức năng kiểm tra vệ sinh bát đĩa tại chùa Hương Cơ quan chức năng kiểm tra vệ sinh bát đĩa tại chùa Hương

 

Tỉnh Lạng Sơn với hơn 300 lễ hội diễn ra với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, tập trung chủ yếu vào mùa Xuân và kéo dài đến tháng 4 âm lịch. Tham dự tại Lễ hội chùa Tà Lài (xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng), chúng tôi nhận thấy trên khoảng đất trống phía trước chùa, cạnh Quốc lộ 4A, những quán ăn cắm cọc, che bạt được dựng lên tạm bợ mọc san sát nhau. Theo quan sát, trong các quán ăn thực phẩm chín, sống không được che đậy, để lẫn lộn cạnh nhau. Còn người bán hàng thì không đeo găng tay khi lấy đồ ăn, vừa bốc thực phẩm sống để chế biến món ăn rồi lại bốc sang thực phẩm chín, rất mất vệ sinh.

Được biết, trước mùa lễ hội, Chi Cục An toàn vệ sinh thực thẩm (ATVSTP) tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện Kế hoạch số 91/KH-BCĐ, ngày 27/12/2017 của Ban Chỉ đạo ATVSTP tỉnh về triển khai công tác đảm bảo ATVSTP Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018. Theo đó, từ tỉnh đến huyện, thành phố đồng loạt tổ chức tuyên truyền gắn với thanh, kiểm tra và ký cam kết bảo đảm ATVSTP. Đã có trên 2.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống được thanh, kiểm tra và ký cam kết; trong số đó có khoảng 10% cơ sở vi phạm đã bị nhắc nhở, xử phạt. Riêng Đoàn Kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tiến hành thanh, kiểm tra ATVSTP ở hơn 21 cơ sở, trong đó có 9 cơ sở đạt yêu cầu (đạt 42,9%); trong khi năm 2017 có 61,1% cơ sở được kiểm tra đạt yêu cầu. Đoàn đã xử phạt 12 cơ sở với số tiền 15 triệu đồng. Đáng mừng, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc nào. Tuy nhiên những người kinh doanh thời vụ khó nắm bắt, xử lý nên nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn. Người dân dự hội cần nâng cao ý thức sử dụng thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe.

Cùng với Lạng Sơn, Hà Nội cũng là một trong những địa phương có nhiều lễ hội vào mùa Xuân, trong đó lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn và kéo dài nhất. Mỗi dịp khai hội, chùa Hương lại đón tiếp hàng nghìn lượt khách thập phương du Xuân lễ hội… Để phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, hàng loạt cửa hàng ăn mọc lên. Hiện, trên địa bàn xã Hương Sơn, Mỹ Đức có 145 cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, trong đó có 55 cơ sở tại khu vực chùa Hương. Tất cả các cơ sở này đều có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP hoặc giấy cam kết thực hiện quy định ATVSTP.

Tuy nhiên, quy định là vậy nhưng trên thực tế các biện pháp của chính quyền vẫn chưa đủ mạnh và quyết liệt trong khi lượng khách quá tải. Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương thông tin: “Vẫn còn tình trạng nhà hàng, quán cơm bày bán thực phẩm tươi sống lộ thiên, lẫn lộn với thực phẩm chín ngay trước cửa quán, không tuân thủ việc bảo quản thực phẩm trong tủ chuyên dụng; nhiều quán hàng rửa bát đĩa không sạch; hay tình trạng các cơ sở kinh doanh ăn uống không bố trí các thùng đựng rác nên thực khách vô tư xả thức ăn thừa, giấy ăn ngay xuống nền đất. Bát đũa được rửa trong chiếc chậu đen ngòm, váng mỡ, nước tráng cũng không đảm bảo vệ sinh...

Theo lý giải của các chủ nhà hàng, trung bình mỗi ngày lễ hội, tại đây đón tiếp khoảng 3.000 khách, do lượng khách đông nên công tác bảo đảm an toàn thực phẩm không tránh khỏi những sơ suất.

Để giải quyết thực trạng trên, ông Trần Ngọc Tụ, Chi Cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội nhấn mạnh, dù chỉ kinh doanh thời vụ nhưng các cơ sở cũng phải ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và đáp ứng những điều kiện bắt buộc là khu vực chế biến và dụng cụ chế biến thực phẩm phải sạch sẽ; có nguồn nước hợp vệ sinh để rửa bát đũa; có tủ bảo quản thực phẩm; thực phẩm phải chứng minh được nguồn gốc… nhằm tạo ra những lễ hội vui tươi, an toàn.

HỒNG MINH

 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.