Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nỗi ám ảnh mang tên “lá ngón”

PV - 16:00, 15/09/2019

Hằng năm tại huyện vùng cao Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đều ghi nhận có hàng chục ca tự tử bằng cách ăn lá ngón. Mặc dù, chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn nhưng tình trạng này chưa giảm.

Gia tăng tình trạng tự tử

Trong tâm trạng lo lắng, anh Ly A Mua, ở bản Keo Lôm 2, xã Keo Lôm, cho biết, vào đầu năm nay, con gái anh là Ly Thị Phương (12 tuổi) chỉ vì bị mẹ la mắng bởi hay đi chơi về muộn mà làm chuyện dại dột. Hôm đó, thấy con gái có biểu hiện khác thường, gặn hỏi mãi cháu không nói nhưng anh âm thầm theo dõi, đoán con gái mình ăn lá ngón tự tử, anh đã sơ cứu cháu và đưa đi cấp cứu ở bệnh viện huyện. Anh Mua cho biết thêm, bản thân anh là cán bộ y tế bản nên còn biết sơ cứu nên mới kịp cứu con gái mình. Còn nhiều trường hợp khác không cứu được.

Anh Ly A Mua cho biết, trường hợp con gái của anh là ca thứ 6 ghi nhận sử dụng lá ngón để tự tử trên địa bàn xã Keo Lôm từ đầu năm tới nay, trong đó có 1 ca đã tử vong do không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Tình trạng người dân tự giải quyết mâu thuẫn bằng cách ăn lá ngón tự tử vẫn diễn ra phổ biến tại vùng cao Điện Biên Đông. Tình trạng người dân tự giải quyết mâu thuẫn bằng cách ăn lá ngón tự tử vẫn diễn ra phổ biến tại vùng cao Điện Biên Đông.

Ông Vàng Quốc Minh, Chủ tịch UBND xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông cho biết: tình trạng người dân tự giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng cách ăn lá ngón tự tử vẫn diễn ra khá phổ biến. Riêng trong 2 năm 2017 và 2018, trên địa bàn đã có tới 43 ca sử dụng lá ngón để tự tử mà nguyên nhân, chỉ do những mâu thuẫn, xích mích rất nhỏ trong cuộc sống như không đáp ứng được những yêu cầu mua điện thoại, mua xe…; hay có những trường hợp do không hiểu hết được tác hại của cây lá ngón nên ăn thử.

“Nạn tự tử bằng lá ngón ngày xưa chỉ có ở một số dân tộc nhưng bây giờ đã lan ra tất cả các dân tộc khác như một cơn dịch. Chủ yếu là do mâu thuẫn gia đình, cuộc sống, nhiều lúc do có người chưa hiểu rõ về cây lá ngón nên ăn thử dẫn đến những trường hợp tử vong rất thương tâm”, ông Minh thông tin thêm.

Theo số liệu từ Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông, trong 7 tháng đầu năm 2019, toàn huyện ghi nhận có 89 ca tự tử bằng cách ăn lá ngón (tăng 41 ca so với cùng kỳ 2018), trong đó có 16 trường hợp tử vong. Số ca tự tử bằng lá ngón 7 tháng đầu năm 2019 tăng hơn khoảng 11% so với các năm 2017 và 2018. Trong đó, các xã ghi nhận có nhiều ca tự tử bằng lá ngón nhất phải kể đến là: Pú Hồng, Phì Nhừ, Xa Dung, Háng Lìa, Keo Lôm…

Cần quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần

Ông Vàng A Hờ, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho biết: Xác định vấn đề tự tử bằng lá ngón là một vấn nạn, thời gian qua chính quyền huyện đã áp dụng nhiều biện pháp. Cụ thể, các cơ quan chuyên môn tăng cường tuyên truyền, ngăn chặn, thậm chí là đưa việc giảm tỷ lệ tử tự bằng lá ngón vào thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Ngoài ra, chính quyền cũng lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo, diễn đàn và họp dân... Huyện thậm chí đã phát động phong trào chặt cây lá ngón, nhổ cây lá ngón vứt đi. Đồng thời, chính quyền khuyến cáo người thân, người quen tích cực nói chuyện với nhau để hạn chế được uất ức trong tâm của họ.

Cũng theo lãnh đạo huyện Điện Biên Đông, để cứu chữa các bệnh nhân tự tử bằng lá ngón, huyện đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị tại các cơ sở y tế từ tuyến xã đến tuyến huyện. Qua đó, khi phát hiện các trường hợp tự tử bằng lá ngón, nếu đến được cơ sở y tế mà vẫn còn thở thì đều có thể cứu được.

Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Do cuộc sống khó khăn, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, khi gặp những trắc trở trong cuộc sống họ lại tìm đến lá ngón để giải quyết. Để chấm dứt được vấn nạn này trong thời gian tới, trên hết chính quyền và ngành chức năng vẫn phải tăng cường công tác tuyên truyền về sự nguy hiểm của lá ngón. Đồng thời, các tổ chức Đoàn thể đặc biệt là Hội Phụ nữ cần nắm bắt tâm tư nguyện vọng của từng hội viên và gia đình để kịp thời động viên, tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong cuộc sống... Từ đó ngăn chặn, đẩy lùi vấn vạn tự tử bằng lá ngón hiện nay.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.